Tổng kết thị trường game online Việt Nam 2016

Năm 2016 đánh dấu một bước tiến mãnh liệt của thị phần game mobile online tại Việt Nam với hơn 80% tổng số đầu game được tung ra thị trường đều hướng đến phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dùng di động.

2GAME-THI-TRUONG-GAME-ONLINE-2016.jpg (1280×720)

75 game online đã được tung ra thị trường Việt Nam trong năm 2016. Trong đó có đến 80% thuộc thể loại game mobile online, số còn lại đa phần là webgame, chỉ riêng biệt 4% thuộc thể loại client game hiếm hoi. Điều đáng nói là ngoài các gương mặt NPH Game lâu năm tại làng game Việt thì trong năm 2016 còn có sự góp mặt của nhiều công ty game đến từ khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia và các nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản tham gia phát hành nhiều phiên bản game di động hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.

Bù lại thì trong năm 2016, thị trường game online Việt Nam đã đón nhận đến 14 đầu game đóng cửa. Trong đó là sự ra đi đầy tiếc nuối của một số sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá là chất lượng đến từ các NPH Game lớn sau ít tháng hoạt động.

Điều đáng nói là xu hướng phát hành và tiếp cận thể loại game trong năm 2016 được các đơn vị NPH lẫn Game thủ chuyển biến tích cực sang thể loại game nhập vai truyền thống, với tổng số 54% thuộc thể loại RPG (nhập vai truyền thống), trong đó có đến 22% thuộc phong cách chơi A-RPG (nhập vai hành động, cày ải/phó bản); 26% còn lại thuộc thể loại game thẻ bài (đa phần thuộc phong cách chơi nhập vai đánh theo lượt kết hợp đấu thẻ bài thế hệ mới); 10% game chiến thuật và số ít còn lại thuộc thể loại casual game (game nhảy và thời trang) và eSport mới. Song điều tréo ngoe là số lượng người chơi đông đảo lại nằm ở phần ít còn lại, đa số thuộc thể loại giải trí, MOBA và FPS.

game-mobile-online-12.jpg (1280×400)

TOP 6 NPH GAME HÀNG ĐẦU VIỆT NAM – 2016

– VNG
– VTC Game
– Garena
– SohaGame
– Gamota
– VTC Mobile

Có thể xem 2016 là năm tiến hóa vũ bão của thị trường ngành game di động Việt Nam. Thay vi tập trung phát hành game theo cấp số nhân, ra game nhiều theo kiểu ném đá dò đường như 2015 thì các đơn vị phát hành game bắt đầu chú trọng đến nội dung, chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt các đơn vị NPH Game lâu năm, có uy tín hầu hết đều tập trung khai thác dòng game có lối chơi mới lạ hoặc chí ít là cực kỳ quen thuộc, được cộng đồng người chơi đánh giá cao về chất lượng hình ảnh, gameplay chiều sâu và ít sự trùng lặp trong lối chơi hay cơ chế chiến đấu hơn.

Mặt khác khâu định hình nền tảng, cổng phân phối game mobile bắt đầu được các NPH Game lớn quan tâm, đầu tư xây dựng bài bản. Song song đó nhiều hoạt động gặp mặt giao lưu giữa đội ngũ ban điều hành và người chơi, các sự kiện thi đấu trong và ngoài nước liên tục diễn ra đều đặn đã góp phần tô vẽ cho bộ mặt làng game Việt đầy sức sống và nhộn nhịp trong suốt năm vừa qua.

Theo đó dựa vào 5 tiêu chí gồm: Đơn vị mang nhiều sản phẩm game chất lượng về Việt Nam nhất; có nhiều sản phẩm game đạt ngưỡng thành công nhất định trong năm; Tích cực xây dựng, vun đắp cộng đồng làng game Việt thông qua nhiều hoạt động – sự kiện – giải đấu; chiếm thị phần nhất định trong ngành kinh doanh game online nước nhà; được người chơi nhắc đến nhiều nhất trong năm. Thì 2Game tự hào tôn vinh 6 công ty game hàng đầu Việt Nam là VNG, VTC Game, SohaGame, Garena, Gamota VTC Mobile. 

TOP 5 NPH GAME TRẺ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ TIỀM NĂNG 2016

– Hope
– AIVO
– Funtap
– Vega Games
– True Digital Plus

Dù vậy, năm 2016 cũng không hẳn là năm huy hoàng của tất cả đơn vị phát hành game online tại Việt Nam. Theo đó có không ít đơn vị chính thức nói lời từ giã ngành kinh doanh giải trí số này, số khác còn lại thì vướng phải sự khó khăn bội phần về vấn đề nhân sự, tài chính, pháp lý. Thậm chí các NPH Game lão làng như ME Corp (nay đổi thành MEM Corp) cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát hành game mới khi trong suốt năm vừa qua hãng chưa có một sản phẩm nào đạt ngưỡng thành công trở lên cả.

Bù lại thì năm 2016 cũng đánh dấu sự manh nha phát triển của các gương mặt trẻ, mà ít ai để ý tới trong suốt nhiều năm qua như HOPE (Gamelumi), AIVO, Vega Games, Funtap và True Digital Plus. Tựu chung các đơn vị phát hành game này đều đã có những cống hiến nhất định cho làng game Việt nói chung và game thủ trong nước nói riêng.

Đơn cử 5 NPH Game này đã liên tục mang một số sản phẩm game mới trên cả nền tảng di động lẫn PC để phục vụ người chơi. Mặt khác các đơn vị này còn xây dựng xong nền tảng phân phối game trên hệ thống nội bộ của riêng mình. Điều này tạo dựng được sự uy tín, và hướng đến cung cách phục vụ – chăm sóc tốt nhất cho người chơi.

Ngoài ra cũng phải kể đến sự nỗ lực trong việc nâng cao trải nghiệm, tri thức game thủ Việt bằng nhiều sản phẩm game chất lượng, tránh đi vào lối mòn thường thấy. Tất cả những lý do đó cho chúng ta thấy họ là những NPH Game đầy tiềm năng và hứa hẹn bùng nổ trong 2017.

2game-thi-truong-game-online-2016-3.jpg (1130×1125)2game-bao-cao-thi-truong-game-mobile-edit-2.jpg (1333×5432)

TOP 10 GAME ONLINE THÀNH CÔNG BẬC NHẤT NĂM 2016

-Võ Lâm Truyền Kỳ mobile
-MU Origin-VN
-Ngôi Sao Thời Trang 360mobi
-3Q 360mobi
-Ỷ Thiên Đồ Long Ký 3D mobile
-Liên Quân Mobile
-Kiếm Vũ
-Tập Kích
-Độc Cô Cửu Kiếm Mobile
-Lục Long Tranh Bá 3D mobile

Năm 2016 có thể xem là năm bão hòa của thị phần game nhảy trên cả nền tảng PC lẫn Mobile. Dù số lượng đầu game ở thể loại này được tung ra thị trường trên dưới 10 sản phẩm song chưa có gương mặt mới nổi nào có thể lấn áp được vị thế số 1 của AU Mobile và Audition trên PC.

Và cũng giống như thị phần game nhảy nhót thì thể loại RPG trên PC, cụ thể là webgame cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đa phần các game ra đời đều kế thừa và tỏ ra na ná với các sản phẩm đi trước. Thành thử ra chỉ có số ít các đầu game tiên phong mới nắm bắt được tập người dùng và mang về những thành công nhất định như Kiếm Vũ của VNG hay Hoa Thiên Cốt Web của VTC Game là một ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, ở thị phần game mobile online thì thể loại RPG có vẻ xôm tụ hơn. Rất rất nhiều sản phẩm dạng này đã được các NPH Game thi nhau tung ra công phá thị trường hòng phục vụ người chơi và dần dần chuyển đổi, chinh phục thành công lứa gamer từ PC sang Mobile. Cho nên 2016 có thể xem là thời kỳ hoàng kim của dòng game nhập vai truyền thống trên di động. Ngoài các sản phẩm mang tính chất hoài cổ ra thì vẫn có nhiều các sản phẩm game mang tính đột phá về lối chơi, thiên hướng ARPG, sở hữu đồ họa 3D bắt mắt cập bến.

Cho nên các sản phẩm như Võ Lâm Truyền Kỳ mobile, MU Origin-VN, Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, Lục Long Tranh Bá 3D mobile, Ỷ Thiên Đồ Long Ký 3D mobile cũng lần lượt tạo dựng được vị thế hùng mạnh của mình trong năm 2016. Riêng về thể loại game đấu thẻ bài dường như dần đi vào sự nhàm chán, cho nên dù số lượng đầu game về thể loại này được cho ra mắt cũng kha khá song lượng người chơi tiếp cận và trải nghiệm ngày một vơi dần đi.

Bù lại ở thể loại game mới như thời trang, bắn súng và MOBA lại bùng nổ dữ dội. Và đây cũng là năm cho thấy nhu cầu chơi game và giải trí của chị em phụ nữ trên mobile là rất đáng kể. Cho nên sau sự thành công vang dội của Ngôi Sao Thời Trang 360mobi thì rất nhiều sản phẩm game mang lối chơi tương tự đã đổ xô về Việt Nam vào dịp cuối năm 2016.

Lại nói thêm về thể loại game bắn súng và MOBA, điều mà trước đến nay các NPH Game Việt rất ngại khai thác khi yếu tố đường truyền và cấu hình máy di động chưa thể đáp ứng. Thì nay lại khác, rất nhiều ông lớn đầu ngành đã nhảy vào khai thác, tạo nên một môi trường thể thao điện tử chuyên mobile khá sôi nổi. Kéo theo đó là sự thành danh của các gương mặt trẻ đầy triển vọng như 3Q 360mobi, Tập Kích hay mới đây nhất là Liên Quân mobile.

2Game dự đoán bước sang năm 2017 xu hướng game ARPG, FPS và MOBA sẽ tiếp tục lên ngôi tại thị trường Việt Nam. Song song đó dòng game SLG cũng bắt đầu gầy dựng lại cộng đồng của mình với rất nhiều sản phẩm hấp dẫn trên cả nền tảng web lẫn mobile.

15801_6.jpg (1280×400)eSports bao năm vẫn loay hoay trong ao làng

Mặc dù chưa thực sự rõ ràng nhưng xu hướng lựa chọn game online mới để chơi và gắn bó của cộng đồng game thủ Việt đã có rất nhiều thay đổi tích cực trong năm 2016 vừa qua. Qua đó có một bộ phận không nhỏ người chơi đã kiên quyết nói không với các tựa game mang tính mì ăn liền và tìm đến các tựa game thiên về kỹ năng và đòi hỏi trí tuệ là eSports. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các phong trào eSports tìm được vị trí nhất định trong làng game Việt.

Và sau một số giải đấu phong trào, quy củ diễn ra thường niên của các bộ môn như Liên Minh Huyền Thoại, DotA 2, CS:GO, Overwatch, Hearth Stone, Gunny, 3Q Củ Hành, FIFA Online 3, Đột Kích, Truy Kích, Tập Kích, Chiến Dịch Huyền Thoại, 3Q 360mobi hay mới đây nhất là Liên Quân mobile. Tuy nhiên cũng giống như môn thể thao Vua ngoài đời, đấu trường game eSports bao năm vẫn loay hoay trong ao làng là chính. Ngoài các giải đấu mang tầm khu vực, cọ sát thế giới được làm qua loa ra thì đa phần toàn các giải trong nước do phía NPH lẫn cộng đồng đam mê tự đứng ra tổ chức.

Dù trong năm 2016 có nhiều đội tuyển đại diện cho các bộ môn game online trong nước đi sang nước ngoài thi đấu song vẫn chỉ lẹt đẹt mang huy chương Bạc hay Đồng về trao tay mà ít ai biết đến, công nhận. Đó là chưa kể các tuyển thủ, đội tuyển chuyên nghiệp hướng pro ngày một xa xút về trình độ và sớm nở rồi vội tàn. Cho nên có nhiều game thủ thường nói bông đùa rằng khi nào Bóng đá Việt Nam đoạt huy chương vàng ở các giải quốc tế thì khi đó bộ mặt game eSports mới tiến xa, sáng sủa hơn quá!

2game-xu-huong-quang-cao-game-2016.jpg (1280×400)Xu hướng quảng cáo game online 2016 vẫn Facebook và Google là trên hết

Khi mảng kinh doanh game mobile online bùng nổ trên thế giới, đặc biệt là trong năm 2016 thì xu hướng quảng cáo game online truyền thống ít nhiều cũng bị thay đổi tại Việt Nam. Theo đó phần lớn các NPH Game chỉ sử dụng Facebook và Google như hai kênh quảng cáo và phân phối game tiên quyết. Số ít còn lại là vẫn duy trì mô hình quảng cáo game dựa nhiều vào PR bài viết, song nó chỉ chiếm tầm 5~10% so với tổng ngân sách truyền thông và quảng cáo của một sản phẩm.

Điều đáng nói là trong năm 2016, mô hình sử dụng các kênh Youtube nổi tiếng tại Việt Nam để sản xuất phim ngắn, clip quảng bá game đang được NPH ưa chuộng. Cụ thể các team như FAP TV, Ghiền Mì Gõ Kem Xôi TV đang đắt hàng trước các hợp đồng nội dung về quảng bá game.

Ngoài ra mô thức viral trên Facebook cũng đang ngày một được NPH Game áp dụng triệt để và đầy sáng tạo. Cụ thể các đơn vị này đã xây dựng hoặc móc nối với các fanpage, group chuyên về xã hội, giải trí, game nổi tiếng trên Facebook để tuyên truyền các câu chuyện, tin tức, hình ảnh liên quan về sản phẩm game mình.

Song song đó các hot facebook, idol và streamer cũng lần lượt là những lựa chọn không tồi của NPH trong kế hoạch “đánh sâu, đánh rộng” hòng nâng cao mật độ từ khóa, nhận diện thương hiệu của sản phẩm. Có thể thấy 2016, khái niệm quảng cáo game tại quán net, chạy thị trường dường như chỉ còn là đất diễn của các sản phẩm game PC, Thể thao điện tử là chính yếu. 

tai-nghe-cho-quan-net.jpg (1280×400)Thị phần quán net, chơi game PC tại nhà cũng dần dịch chuyển sang game di động.

Mặt bằng chung của cấu hình phòng game, quán net tại Việt Nam trong năm 2016 tựu chung được cải tiến rõ rệt. Giờ đây không chỉ tại các quận huyện, trung tâm thành phố lớn mà ngay tại các vùng thôn quê cũng bắt đầu được trang bị, nâng cấp máy móc hiện đại, đáp ứng dư nhu cầu chơi game online trên PC của game thủ.

Tuy nhiên, khi “đồ nghề” được tân trang, mạng mẽo bao khỏe thì cũng là lúc game thủ Việt tìm đến những thú vui mới, mạnh bạo và tràn đầy hấp dẫn hơn từ nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ thì hiện nay có đến 88% game thủ chơi game tại quán net chỉ đề chiến game eSports, trong đó phần lớn là game thuộc thể loại MOBA, Bắn súng. Và ước tính trung bình một game thủ PC sẽ chơi từ 2 đến 3 game, trong đó có webgame và ít nhất một mobile game treo giả lập trên máy tính.

2game-top-game-online-the-gioi-2016.jpg (1024×573)Các tựa game hot dành cho PC và Mobile bản quốc tế kể trên đã tiếp cận được 35% game thủ Việt Nam. Điều này cho thấy với sự phát triển, cải tiến tích cực về đường truyền, cấu hình máy – trang thiết bị chơi game thì dự đoán bước sang năm 2017 làng game Việt sẽ tiếp tục “mất người” vào tay “nước bạn” tầm 10~15% so với tổng số.

Điều này cho thấy dù tập khách hàng game eSports là đông đảo bậc nhất ở Việt Nam song nhu cầu chơi thêm game đính kèm, giết thời gian thông qua các tựa game ở thể loại khác như nhập vai, chiến thuật, casual là khá lớn. Song song đó các tựa game client nước ngoài, đang ngày một tiếp cận game thủ Việt dễ dàng hơn!

vietname-cover.jpg (1280×400)Các đơn vị sản xuất game online nội địa (hàng made in Vietna) đang loay hoay tìm đường ra biển lớn!

Năm 2016 là năm bội thu của ngành sản xuất game online nội địa trên nền tảng di động. Tuy nhiên, bội thu ở đây chỉ nằm ở số lượng sản phẩm được tung ra thị trường chứ không phải con số đề cập về doanh thu hay số lượng người chơi cao ngất ngưởng.

Bởi lẽ bao năm qua, ngành sản xuất game nội địa vẫn chỉ quanh đi quẩn lại ở thể loại game đã cũ mèm, nhàm chán trong lối chơi so với mặt bằng chung các game được nhập khẩu liên tục về Việt Nam. Điều này cho thấy dù mang mác “made in Vietnam” song nếu trò chơi thiếu điểm nhấn về hình ảnh, sáng tạo trong lối chơi thì các game thủ Việt vẫn thẳng thừng từ chối.

Đây cũng là việc dễ hiểu khi trong thời gian qua rất nhiều studio game Việt Nam đã chấp nhận đi mua những mã nguồn, hình ảnh game dựng sẵn để về ráp vá, phát triển cho nhanh gọn công đoạn. Chính vì thế mà ở thị phần game online do Việt Nam tự sản xuất trong năm vừa qua đa số đều chết yểu và gặp không ít khó khăn trong việc phát hành, quảng bá game ra thị trường. 

Trái lại với sự heo hắt kể trên thì mảng gia công game và làm game mini, offline chơi trên điện thoại của các studio game Việt lại làm nên ăn ra với nhiều đầu game lên top thị trường nhắm đánh, đạt doanh thu như kỳ vọng. Điều này cho thấy nếu làm game online thì chúng ta vừa mất thời gian đầu tư dài hơi, kéo theo nhiều sự khó khăn về kịch bản, lỗi game, ý tưởng về lối chơi do đi sau ngành game Trung Quốc đến vài năm. Nên việc tập trung làm các game di động quy mô nhỏ, chơi đơn lẻ hoặc so điểm online lại là xu hướng hợp thời, hợp mốt và đang nhận được sự hưởng ứng của đông đảo dân trong ngành.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet