Từng làm mưa làm gió trên thị trường game Việt trong một khoảng thời gian khá dài, nhưng đến năm 2015 trở đi webgame lại bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt để nhường chỗ đứng cho game mobile online.
Sau đợt thoái trào của các game client với dung lượng khủng, thì những năm gần đây webgame với ưu thế gọn, nhẹ, không cần cài đặt, có thể chơi mọi lúc mọi nơi và đặc biệt có thể vận hành trên nhiều thiết bị đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của bất kỳ game thủ nào.
Tiêu biểu là từ khoảng năm 2012~2015, là một thời kỳ đầy khởi sắc đối với thể loại webgame, với hàng loại các tựa game chất lượng cao mới được phát hành và quảng cáo rầm rộ với đầy đủ thể loại, nội dung cho đến chất lượng đồ họa cải tiến từ 2D lên 3D. Song đến năm 2016, webgame bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt để nhường chổ đứng cho game mobile online, nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Nội dung trùng lặp, lối chơi nhàm chán
Đa số các webgame có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay đều được mua và Việt hóa lại từ Trung Quốc. Vì thế cho dù hình ảnh và thể loại khá bắt mắt và phong phú bề ngoài, nhưng tất cả đều mang nội dung xoay quanh lối chơi na ná nhau hoặc mang nội dung của những game client đã từng nổi tiếng trước đó.
Mặc dù những kiểu game dạng này được đánh giá là dễ chơi và dễ thu hút, nhưng người chơi ngày càng khó tính và đòi hỏi nhiều hơn. Chưa kể đến một số game chỉ khác nhau ở hình ảnh, còn lại thì giống nhau đến 90%, hay còn gọi là game clone vẫn ngày ngày được phát hành trước đó. Giới trẻ hiện nay dần dần có xu hướng tìm kiếm những tựa game mang màu sắc hiện đại, có tính giản lược và cần sự độc đáo, không chỉ trọng nội dung, đồ họa mà còn đề cao cả lối chơi sáng tạo nữa!
Bởi việc game phụ thuộc quá nhiều vào auto cũng là một trong những vấn nạn của các webgame hiện nay, mặc dù biết rằng nếu không có auto thì rất khó để khiến người chơi thiếu kiên nhẫn có thể gắn bó lâu dài. Tuy nhiên điều này vô hình chung tạo cho người chơi sự thụ động và lười biếng. Và tệ nhất là auto bỏ qua tất cả các lời thoại dẫn truyện, không hiểu được cốt truyện, không cảm thụ được hết nét đặc sắc của trò chơi.
Tận tụy hút máu, game rác tràn lan
Nhằm kích thích tính cạnh tranh của người chơi, hầu như tất cả các webgame đều mang yếu tố đối kháng và tranh cấp nặng đô. Câu hỏi luôn đặt ra khi chơi game là làm sao để mạnh hơn kẻ khác? Hiển nhiên là bạn phải nạp cash để nâng tầm chiến lực rồi. Song song đó khái niệm VIP dường như cũng quá quen thuộc với người chơi gắn bó webgame lâu năm.
Chưa kể đến việc, nhà phát hành luôn liên tiếp tổ chức các sự kiện với sự xuất hiện của hàng loạt vật phẩm “độc và khủng”, hứa hẹn bạn sẽ mạnh hơn bất cứ ai nếu sỡ hữu những vậy phẩm này. Từ một nơi để giao lưu, giải trí, khám phá, giờ webgame trở thành một nơi phân biệt giàu nghèo, hơn thua đấu đá lẫn nhau quá chênh lệch.
Và nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhiều nhà phát hành đã nhập các game clone, game rác kém chất lượng hoặc hết đát từ Trung Quốc về phát hành với tiêu chí đánh nhanh rút gọn. Tất cả đều cố đạt mục đích hút game thủ nạp tiền rồi đột ngột đóng server, biến mất chóng vánh, để lại bao nỗi bức xúc. Vì thế bất kì webgame nào mang những cái tên đậm chất Hán Việt đều nhận được cái nhìn đề phòng và những nhận xét khác tiêu cực như “Lại game rác à?”, “Tẩy chay game tàu!”, “Game rác hút máu đấy!”…
Đồ họa đẹp, gameplay mới mẻ, có lẽ Thiết Kỵ Tam Quốc sẽ khiến các game thủ “bớt ghét” webgame hơn!
Chính vì những lý do trên mà game thủ Việt hầu như không mặn mà gì với webgame được phát hành tại Việt Nam nữa. Liệu có tương lai tươi sáng nào cho webgame? Liệu một webgame với đồ họa đẹp, gameplay đột phá, nội dung độc đáo có thể thay đổi được quan điểm của người chơi bấy lâu nay? Câu trả lời sẽ sớm có cho game thủ quan tâm tại Thiết Kỵ Tam Quốc.
Fansite: https://thietky.aivo.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/thietkytq
Ý kiến chuyên gia: Thẳng thắn mà nói năm 2016 webgame không phải là hạ nhiệt, thực chất thì nhiều sản phẩm chất lượng tốt vẫn được NPH lên lịch ra mắt trong năm này. Tuy nhiên phần lớn các webgame đó thường tập trung vào phần đồ hoạ hoặc là ăn theo các phim, truyện nổi tiếng hoặc là các game PC đã từng thu hút nhiều game thủ nên chất lượng không được như mong đợi: game lag, màu sắc sặc sỡ, tuyệt chiêu bắt mắt nhưng không có điểm nhấn, gameplay vẫn theo lối mòn.
Bên cạnh đó còn có một số webgame nhập vai lai chiến thuật nhưng cũng không tạo được màu sắc riêng mà chỉ đơn giản kết hợp hai thể loại đó. Điểm nữa là so với game mobile hay game PC, webgame thường được xem như “thức ăn nhanh” do lên cấp quá nhanh, hoạt động nhiều nhưng nhàm chán nên game thủ chơi theo kiểu giải trí, không tạo dựng được cộng đồng game vững mạnh.
Cuối cùng là sự phát triển vũ bão của ngành game mobile, hầu như các NPH Game bắt đầu chú trọng vào phát triển game mobile để phục vụ cho xu thế của giới trẻ. Thời đại công nghệ chiếm lĩnh, người người nhà nhà xài smartphone, ipad nên chơi game mobile sẽ thuận tiện hơn là chơi webgame”.
Bình luận