Tào Tháo PK – Sơ Lược:Quan Vũ cũng được gọi là Quan Công, biểu tự Vân Trường hoặc Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao hoặc cưỡi ngựa xích thố. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
Khắc họa nhân vật Đại Tướng Quân trong Tam Quốc theo hình tượng Quan Vân Trường:
Nhân vật Đại Tướng Quân thiện chiến, lực tấn công và phòng ngự đều mạnh. Có thể càn quét tất cả các chiến trường không ngại bất cứ một đối thủ nào.
Sơ Lược:
Gia Cát Lượng biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài ba. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Hình tượng của ông càng trở nên nổi tiếng qua tác phẩm tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kì thư của văn minh Trung Hoa.
Ông khi còn sống có tước hiệu Vũ Vương hầu, sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ Hầu, do đó hậu thế thường hay gọi ông là Vũ Hầu hay Gia Cát Vũ Hầu để tôn trọng.
Khắc họa nhân vật Ngọa Long Tướng Quân trong Tam Quốc theo hình tượng Gia Cát Lượng:
Khống chế kẻ địch, làm thay đổi cục diện trận chiến trong nháy mắt
Sơ Lược:
Điêu Thuyền là một mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu, nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa.
Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là Bế Nguyệt. Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa.
Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng.
Khắc họa nhân vật Khuynh Thành Kiếm Khách trong Tam Quốc theo hình tượng Điêu Thuyền:
Tấn công linh hoạt, uyển chuyển khéo léo, tốc độ cao và bạo kích lớn là lợi thế của nhân vật này.
Sơ Lược:
Hoàng Trung là một vị tướng cuối thời Đông Hán nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Hoàng Trung được Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung và Triệu Vân.
Khắc họa nhân vật Cung Yêu Cơ trong Tam Quốc là hậu thế của tướng Hoàng Trung:
Lợi thế tầm xa tấn công địch và sức sát thương cực cao
Bình luận