Tại sao game thủ chung một nước lại dễ chửi nhau?

Để có một cộng đồng người chơi đông đảo và tốt đẹp trong game online thì luôn cần có những game thủ hòa đồng và dễ mến. Thế nhưng làng game Việt đã chứng kiến không ít xích mích của các game thủ từ nhỏ đến lớn.

Trong game online rất dễ xích mích

Việc cày cuốc cùng nhau, tiếp xúc trong các hoạt động hàng ngày trong game online rất dễ khiến các người chơi mâu thuẫn, cãi vã lẫn nhau. Đã từng có rất nhiều những chuyện xâu xé, hằn học, hăm dọa lẫn nhau chỉ vì một nguyên do rất nhỏ trong game.

Rất dễ dàng, chẳng hạn như trong một lần cùng đánh một con boss, dẫu cho con boss chỉ là hạng “cùi”, đồ đạc rớt ra chả có gì, nhưng thường thì các gamer chả bao giờ nhường nhịn nhau. Có thể là ks, giành đồ, thậm chí PK lẫn nhau chỉ để “ăn” được boss. Ngay sau đó thể nào cộng đồng cũng chứng kiến một cuộc đấu võ mồm với vô vàn “lời vàng câu ngọc” thốt ra trên kênh chat. Vậy đó, họ có thể chửi bới nhau chỉ với rất nhiều lí do, thậm chí còn “chuối củ” hơn thế rất nhiều.

2game-game-thu-viet-thich-chui-nhau-3s.jpg (960×499)

Người viết từng chứng kiến một cuộc chửi bới liên tục từ trưa đến tận tối, mà lí do thì xuất phát từ một mâu thuẫn không có gì đáng kể: trong một trận so tài, hai gamer hạng vừa thử sức với nhau vui vẻ. Sauk hi một đấu thủ ngã gục, anh chàng đứng ngoài xem buột miệng thốt ra một câu khen ý bảo tay kia đánh hay. Thế là anh chàng thua cuộc ngay lập tức chạy lại, bảo: “Mày ngon vào đây!”.

Hai bên đánh nhau vài ván thì bắt đầu lên án cách đánh của nhau, bảo đối phương chơi bẩn. Thế rồi, một trong hai trự buông ra một câu: “Nhà mày ở đâu?”. Thế là ngay lập tức, bên kia đối lại: “A ha, thế muốn chơi hay sao?”. Cuộc đấu võ mồm của họ bắt đầu dẫn đến chủ đề hỏi địa chỉ để đến hỏi thăm sức khỏe nhau. Tiếp theo đó là hai bang hội của cả hai cũng vào cuộc.

2game-game-thu-viet-thich-chui-nhau-2s.jpg (620×465)

Rồi còn những nguyên nhân nhỏ nhặt như chê đồ nhau cùi, bàn về…bà xã của nhau, về một cách chơi nào đó của game…tất cả những thứ đó nếu có bất đồng chính kiến, gamer sẽ cãi tay đôi ngay lập tức. Có thể nói không ngoa rằng từ những nguyên nhân rất chi là “chuối cả nải”, người chơi nước nhà, mà đa phần là những thành phần tuổi teen đến ngoài hai mươi, luôn rất dễ mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí là chửi thề, lăng mạ nhau.

Thế nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân trực quan nhất có thể đề cập chính là vấn đề về mối quan hệ giao tiếp qua mạng, mà chúng ta có thể gọi là một xã hội thu nhỏ trong thể giới game. Trong mối quan hệ này, chính những mối ràng buộc rất lỏng lẻo giữa các người chơi, tính chất của game đã khiến cho xung đột rất dễ nảy sinh.

Trên thế giới ảo, game thủ rất dễ để nói chuyện với một người, rất dễ quen biết, nhưng cũng rất dễ buông ra những lời lẽ không hay mà không thấy hối tiếc hoặc ít nhận lấy hậu quả.

2game-game-thu-viet-thich-chui-nhau-1s.jpg (620×397)

Thử lấy ví dụ khi một người gặp một người khác bên ngoài, nếu có chuyện gì bất đồng, trước khi gây hấn, họ còn phải nghĩ rằng: “Mình sẽ còn gặp người ta hàng ngày, nếu như bây giờ cãi nhau với nó, rồi hàng ngày giáp mặt sẽ nhìn nhau thế nào đây?”. Chính điều đó khiến anh ta luôn cẩn trọng trong những mối quan hệ của mình.

Tuy nhiên khi lên game, buông một lời thóa mạ ai đó, thậm chí là một người quen, người ta sẽ nghĩ: “Ồ, có gì phải lo, thằng này mình đâu cần quan tâm, nó nghe mình thì được, không nghe thì thôi, dẹp chả cần quan tâm!”.

Thậm chí một đứa nhóc cũng rất dễ buột ra một câu chửi với ai đó trong game mà chả có gì phải sợ. Nó thừa biết rằng người bị chửi sẽ không thể làm gì nó, vậy nên những lời nói ra sẽ chẳng cần phải đắn đo.

Thế giới ảo tưởng như đã kéo mọi người lại gần với nhau qua game, nhưng cũng vô tình khiến những người tham gia trở nên dạn dĩ, không quý trọng các mối quan hệ và dễ dàng đánh mất nó, dễ dàng tạo nên các xích mích không đáng có.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet