Người ngoài nhìn vào thấy dân cày không nạp một xu nhưng vẫn mạnh, vẫn giàu trong game nên nghĩ làm dân cày sướng lắm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được sự sung sướng đó, dân cày đã phải “cắn răng” chịu đựng biết bao tủi nhục, miệng lưỡi dè bỉu của người đời, cũng như tồn đọng nỗi sợ vô hình về cần câu cơm của mình có khả năng bị cướp mất lúc nào không hay.
Và dưới đây là những tình huống mà dân cày không mong muốn xảy ra nhất. Bởi chỉ cần một trong số đó trở thành hiện thực, viễn cảnh dân cày bị xoá sổ trong các game online sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Game không có đại gia
Tuy dân cày và đại gia giống như nước với lửa, muôn đời không thể hoà hợp, nhưng giữa họ có mối quan hệ mang tính chất cộng sinh, người này không thể sống thiếu người kia. Dân cày muốn bán đồ thì phải có người mua, và người chịu bỏ tiền ra mua các vật phẩm đó chỉ có thể là đại gia.
Dân cày có thể farm đồ thả phanh, sau đó đem bán cho các đại gia thừa tiền và thiếu thời gian. Đại gia càng nhiều thì vật phẩm sẽ càng có giá trị cao, các “con buôn” sẽ có nhiều “đất dụng võ”, vàng và KNB kiếm được cứ thế được nhân lên. Từ số tiền lời đó sẽ giúp dân cày sở hữu nguồn vốn kha khá sắm sửa trang bị cho nhân vật của mình mà chẳng tốn một xu nạp thẻ. Chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ chứng minh đại gia quan trọng đến mức nào đối với dân cày, và nếu không có đại gia trong game, dân cày há chẳng phải “cạp đất mà ăn” hay sao?
Thị trường chợ đen bị lũng đoạn
Cạnh tranh trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Nhưng vì cái lợi trước mắt, được ăn cả ngã về không của một số “con buôn” không có tâm, bất chấp tất cả mà phá giá, khiến sàn giao dịch đồ ảo tan nát đã khiến các dân cày chân chính điêu đứng, “dở khóc dở cười”. Thay vì món đồ được bán với giá 1000 KNB bỗng chốc rớt giá không phanh, còn còn vài trăm KNB, chẳng xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
Trớ trêu thay, tình trạng phá giá sẽ chẳng dừng lại ở vài ba món đồ mà sẽ lan rộng sang nhiều thứ khác nữa, người mua phấn khích vì gom được đồ xịn giá rẻ, nào ai hay biết các “con buôn” đang khóc thầm?
Mọi người nghỉ game, server vắng hoe
Muốn bán đồ phải có người mua. Thị trường chợ đen suy vong hay thịnh vượng đều phụ thuộc vào số lượng người chơi ở server đó. Server đông người tự khắc “cầu lớn hơn cung”, các “con buôn” mới an tâm cắm máy cày cuốc, lập cả chục acc clone đi farm đồ đem bán kiếm lời. Đơn cử như Soái Ca Truyền Thuyết sở hữu đến 2000 cấp độ, khả năng game thủ chơi lâu sẽ cao, các “con buôn” như cá gặp nước, không còn sợ mất mối làm ăn. Còn giả sử người chơi đua nhau bán acc nghỉ game hoặc nhảy sang server mới, gamer ở lại đếm chưa tới mười đầu ngón tay thì dân cày biết bán đồ cho ai đây? Chẳng lẽ chơi game theo kiểu tự kỷ, tự cung tự cấp?
Gây thù chuốc oán với VIP
Mang phận dân cày vốn thấp cổ bé họng, phải chịu nhiều thiệt thòi. Có ghét đứa nào cũng chỉ để trong bụng hay chửi thầm chứ chả dám đắc tội ai, đặc biệt là các Vip và Top server. Tầng lớp nào chơi với tầng lớp đó, làm phật lòng một người là xác định sẽ bị “đánh hội đồng” ngay và luôn. Từng có rất nhiều trường hợp, dân cày trong lúc nóng giận, cãi nhau ỏm tỏi dẫn đến xô xát với người chơi khác. Để rồi sau đó được các Vip liệt vào danh sách đen, gửi thông báo đến tất cả người chơi trong server, dân cày trở thành kẻ thù không đội trời chung của họ.
Dù không trực tiếp kêu gọi tẩy chay nhưng mọi người đều ngầm hiểu từ nay không được mua đồ từ thằng A, con B, nếu dám lén lút qua lại để các Vip biết được, chẳng khác gì chuốc họa vào thân. Bị cô lập tứ phía như thế, dân thường còn không sống nổi, huống chi là dân cày, cần kiếm sống bằng việc bán đồ.
Game không cho phép giao dịch trực tiếp
Cuối cùng, nỗi sợ kinh khủng nhất của dân cày chính là game không cho phép giao dịch trực tiếp. Tất cả các item nhặt được khi train quái, săn Boss đều là đồ khóa hoàn toàn, chỉ có thể mặc lên người nhân vật hoặc đem phi shop chứ không thể giao dịch lại, nói gì đến bán buôn. Như thế chẳng khác gì chặt đứt con đường kiếm cơm của dân cày?
Trong khi đó, ở các game cho phép giao dịch, “dân cày” có thể farm đồ thả ga và đem chúng bán vào thị trường chợ đen để sinh lời. Đặc biệt là với những game như Soái Ca Truyền Thuyết, game thủ không chỉ làm giàu bằng cách cắm máy ở các bãi train nhặt đồ mà còn kiếm bộn tiền nhờ việc chế thuốc đem bán cho dân PK. Đổi đời thành đại gia nhờ nhặt rác là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong Soái Ca Truyền Thuyết.
Hóng game tại https://www.facebook.com/soaicatruyenthuyet/
Bình luận