Sea of Conquest không phải một tựa game mô phỏng chính xác về mặt lịch sử nhưng vẫn có 5 sự thật lịch sử đằng sau những cuộc phiêu lưu cướp biển này.
Trong game chiến thuật Sea of Conquest, bạn đảm nhận vai Cướp biển (Hải tặc) khét tiếng Henry Hells, bên cạnh đó còn có vô số những tên sát nhân kỳ lạ và độc ác khác đang cố gắng trở thành cướp biển mạnh nhất trên biển cả. Nhưng còn thế giới cướp biển thực sự thì sao, và liệu tựa game phiêu lưu này có giống như lịch sử về những tên hải tặc?
Tất nhiên, Sea of Conquest không mô phỏng lịch sử, cũng không lựa chọn bối cảnh ở một địa điểm cụ thể nào trong thế giới thực nhưng vẫn sẽ chịu ảnh hưởng từ văn hóa đại chúng, các bộ phim và kể cả các tựa game liên quan đề tài này. Hãy cùng 2game tìm hiểu 5 sự thật lịch sử hàng đầu về những tên hải tặc có thật trong game Sea of Conquest nhé!
Không phải cướp biển nào cũng có xuất thân vô lại và kém may mắn
Điều đáng ngạc nhiên về cướp biển chính là có rất nhiều người, ít nhất là những hải tặc nổi tiếng không phải là những tên vô lại hay có hoàn cảnh kém may mắn. Bởi nếu muốn trở thành cướp biển lâu dài, họ phải tập hợp được một con tàu và thủy thủ đoàn, do đó cần phải có một khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Những tên cướp biển như Stede Bonnet, người từng xuất hiện trong TV show “Our Flag Means Death” có xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Tất nhiên, cướp biển cũng là một thuật ngữ khá rộng, trong lịch sử, ở thời đại cướp biển hoành hành, chính phủ đã tạo ra các đội tàu truy xét nhưng đôi khi các đội tàu đó cũng trở thành cướp biển. Vào đầu thế kỷ 18, rất nhiều thuyền trưởng và thủy thủ đã trở thành cướp biển do số tiền kiếm được rất lớn, bất chấp nguy cơ bị bắt và tử hình. Chúng sử dụng vũ khí cá nhân là súng và dao, ngoài ra còn trang bị thêm súng máy hạng nặng, pháo cỡ nhẹ trên tàu đề phòng trường hợp bị chính phủ truy bắt.
Hầu hết cướp biển làm công việc này một cách hợp pháp
Mặc dù chúng ta gọi họ là hải tặc, nhưng dành cho những ai chưa biết hoặc khi chơi game Sea of Conquest bạn sẽ hiểu, thuyền trưởng tư nhân sẽ được cấp một thứ gọi là thư giới thiệu từ quê hương của họ. Về cơ bản, lá thư này cho phép họ chính thức đột kích và cướp phá tàu bè của đối phương, vì nhiều quốc gia không có lực lượng hải quân đủ lớn để quán xuyến tất cả thuộc địa của họ. Do đó, việc kìm chế họ không thực sự là việc mà các lực lượng hải quân phải làm. Vì vậy, khi đội tàu tư nhân nhận được lá thư giới thiệu thì đó giống như một tấm séc trống cho phép họ tấn công bất cứ thứ gì, kể cả những con tàu của quốc gia mà đáng lẽ họ phải phục vụ.
Cướp biển không chôn kho báu của họ
Hầu hết mọi người đều đã biết điều này, nhưng việc chôn vùi kho báu thực sự không phải là việc mà những tên hải tặc làm. Họ sống ở khoảng thế kỷ 17 -18, khi đó hầu hết đều sống theo cách trả lương bằng séc, họ sẽ khó tiêu xài của cải bất chính mà mình kiếm được, nhưng họ cũng có thể đổi số kho báu đó thành séc theo những cách thức ngầm nào đó. Tuy nhiên khả năng bị phát hiện cũng rất cao. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh việc này, mọi người đều tin rằng cướp biến thường chôn kho báu, chẳng hạn như William Kidd, có lẽ là trường hợp duy nhất được ghi chép về việc một tên hải tặc đã chôn kho báu để giấu nó nhưng đến giờ vẫn chưa bao giờ được tìm ra.
Cướp biển không chỉ có ở vùng Caribe
Không chỉ ở vùng Caribe, cướp biển có ở khắp mọi nơi, từ dọc theo bở biển Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải cho đến những tên cướp biển khét tiếng Barbary Corsairs. Trong suốt thế kỷ 17, nạn cướp biển là một phần thực tế cuộc sống của các thủy thủ. Thậm chí đó còn được gọi là thời kỳ hoàng kim của cướp biển, chúng dễ dàng chạy trốn khỏi công lý bằng thư giới thiệu hoặc ân xá. Vì vậy trở thành cướp biển trở thành một công việc hấp dẫn. Tất nhiên, công việc này vẫn vô cùng nguy hiểm và nếu bị bắt, nhiều tên cướp biển có thể nhanh chóng bị kết án tử hình. Vào cuối thế kỷ 18, Thời đại hoàng kim của nạn cướp biển kết thúc, nhưng sự cám dỗ ra khơi và cướp bóc của ngành vận tải biển thương mại ngày càng phát triển luôn cám dỗ nhiều người thử sức hơn.
Điều nguy hiểm nhất đối với cướp biển là bệnh tật
Thế kỷ 17 là thời điểm nguy hiểm cho việc đi lại bằng đường biển, với các hoạt động y tế vẫn còn khá thô sơ trên biển. Nếu bạn bị thương ở chân hoặc tay trong trận chiến, điều tốt nhất bạn có thể hy vọng là đó chỉ là một vết thương nông ở thịt hoặc bạn sẽ phải cắt bỏ phần bị thương. Các mảnh vụn, mảnh đạn và thậm chí cả những vết cắt đơn giản đều có thể dẫn đến nhiễm trùng gần như không thể chữa khỏi. Nhưng căn bệnh nguy hiểm nhất là căn bệnh thiếu vitamin C hay còn gọi là bệnh ‘Scurvy’. Mặc dù việc mang những thứ như chanh hoặc nước chanh – những thứ có thể chống lại bệnh scurvy – lên tàu trở thành thông lệ nhưng căn bệnh này vẫn là mối đe dọa thường trực cho những chuyến đi biển dài ngày.
Căn bệnh này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng khó chịu như mệt mỏi, mòn cơ, chảy máu nướu răng và cuối cùng là tử vong do hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Sự mệt mỏi ngày càng tăng do khối lượng công việc của thủy thủ đòi hỏi thủy thủ đoàn phải cảnh giác toàn thời gian để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bình luận