Nếu như các bạn là 1 fan trung thành của những bộ phim kinh dị thì không nên bỏ qua bộ phim Return To Sleepaway Camp 2008 của Mỹ do Robert Hiltzik viết kịch bản và đạo diễn.
Phim Return To Sleepaway Camp kể về 1 cậu bé mập hậu đậu và chưa trưởng thành trong xã hội với vẻ ngoài lém lỉnh tên là Alan. Cậu ấy luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ với mọi người xung quanh, nhưng những điều đó lại khiến cậu trở thành tâm điểm bắt nạt của mọi người trong trại hè.
Từ những bạn bè đồng trang lứa tới những huấn luyện viên kể cả hiệu trưởng luôn thiên vị những đứa trẻ khác mà đổ hết mọi tội lỗi lên người cậu. Không chỉ thế, họ còn dùng bạo lực và bày ra những trò đùa quái ác khiến tinh thần Alan ngày càng suy sụp.
May sao trong trại hè vẫn luôn có Ronnie và Angela là những huấn luyện viên luôn đối xử tốt với Alan khiến cho cậu cảm thấy được an ủi phần nào. Nhưng dù vậy những trò bắt nạt quái ác và sự thiên vị của các thầy cô khác vẫn không dừng lại. Điều đó đã thức tỉnh 1 phần ký ức không mấy tốt đẹp của nữ huấn luyện viên xinh đẹp Angela.
Bản thân từng là 1 người bị bắt nạt, nên khi chứng kiến cảnh Alan bị mọi người đối xử bất công và hành hạ, Angela đã ra tay giết những kẻ bắt nạt cậu dưới danh nghĩa “sát nhân áo đen”. Từ đó dẫn tới những vụ thảm sát liên tiếp trong trại hè. Cô không chỉ ra tay sát hại mà còn tra tấn tinh thần của những nạn nhân khiến cho bộ phim trở nên ám ảnh và sợ hãi hơn đối với người xem.
Với những tình tiết gay cấn, tạo hình các cuộc thảm sát và những nạn nhân sau khi bị sát hại khiến cho bộ phim trở nên kinh dị và đáng sợ không thua kém gì bộ “ Lưỡi Cưa “. Phim Return To Sleepaway Camp cũng lột tả được hàm ý của câu nói “khi người bị tổn thương lại muốn tổn thương người khác“ thông qua nữ huấn luyện viên Angela.
Vì là nạn nhân của bạo lực học đường từ nhỏ nên khi nhìn thấy Alan bị các bạn cùng với giáo viên bắt nạt cô đã nảy sinh ra sự đồng cảm với cậu bé đáng thương này và ra tay trừng trị những kẻ mà cô cho là xấu xa không đáng được tồn tại.
Phim cũng lên án những vụ bạo lực học đường và sự thiên vị của các giáo viên. Không cần biết đúng sai nhưng chỉ vì không ưa Alan mà họ sẵn sàng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu cậu, khiến cho một đứa trẻ chưa thật sự trưởng thành như cậu ngày càng trở nên u uất và suy sụp. Thậm chí, sau khi vụ thảm sát diễn ra, họ cũng vẫn không hề biết ăn năn hối lỗi mà luôn trách móc đổ tội cho Alan đáng thương. Chính những điều đó mới là tiền đề để tạo nên nhiều kẻ sát nhân trong tương lai.
Dù bị bắt nạt nhưng Alan vẫn giữ cho mình được 1 trái tim lương thiện. Mặc dầu nhiều lúc cậu quá bực tức, không kiểm soát được hành vi nên đôi lần phản kháng lại bằng bạo lực. Nhưng dù sao, cậu cũng không nỡ làm tổn thương 1 ai. Tới cuối cùng, dù bị bạn đánh tới mức bất tỉnh, Alan vẫn cố gắng dùng chút sức lực của mình để chỉ cho Ronnie biết nơi người bạn đã đánh mình đang thoi thóp nằm ở đâu.
Khi bạo lực học đường không xảy ra thì mọi chuyện sẽ như thế nào?!
Nếu như bạo lực học đường không xảy ra thì có lẽ sẽ không có vụ thảm sát nào ở trại hè, các học sinh được đối xử công bằng như nhau, không 1 ai phải chịu những sự tra tấn từ thể xác tới tinh thần. Phần trăm tội phạm sẽ giảm xuống vì đa phần những sát nhân đều bị méo mó về mặt tâm lý khi phải trải qua 1 tuổi thơ đầy bạo lực. Từ đó Angela cũng không trở thành “kẻ giết người tàn bạo” vì cô được trải qua 1 tuổi thơ tốt đẹp.
Tuy là bộ phim kinh dị ám ảnh, nhưng Return To Sleepaway Camp cũng muốn gửi gắm tới những khán giả xem phim 1 thông điệp rằng: “không nên để bạo lực học đường xảy ra, các giáo viên cũng nên công tâm và đối xử công bằng với các học sinh của mình. Đừng thiên vị bất cứ ai để rồi lại vô tình tạo ra những sát nhân tàn bạo trong tương lai”.
Bình luận