Liên Quân Mobile – Ưu nhược điểm của các đội hình phổ biến

Trong Liên Quân Mobile, chiến thuật luôn là một trong những điều thú vị nhất, khi nó luôn thay đổi và không hề cố định dù trong các trận đấu hạng, đấu thường hay ngay cả tại đấu trường chuyên nghiệp. Những phong cách chiến thuật cổ điển, hay lối chơi không xạ thủ, hoặc hai pháp sư đã và đang là những sự lựa chọn phổ biến của các kiện tướng. Nhưng nên nhớ rằng, chẳng có một chiến thuật nào là hoàn hảo, khi mà chúng luôn tồn tại song hành cả những ưu cũng như khuyết điểm.

Phân tích về chiến thuật cổ điển (Đấu sĩ – Sát Thủ – Pháp sư – Hỗ Trợ và Xạ Thủ)

Có thể thấy, đây là đôi hình lâu đời và đang dân xuất hiện trở lại trong các trận đấu Liên Quân Mobile.

2game-6-10-149-14.jpg (595×301)

Ưu điểm: Đội hình này được đánh giá cao bởi sự cân bằng, khi có tới 3 nguồn sát thương chính trong giao tranh là sát thủ, pháp sư cũng như xạ thủ. Khả năng chống chịu thường tới từ vị trí solo đường Kinh Kong, trong khi vai trò hỗ trợ có trách nhiệm bảo vệ xạ thủ, cũng như gây hiệu ứng trong giao tranh.

Nhược điểm: Quá dễ để nhìn thấy, khi không phải ngẫu nhiên mà kể từ khi phiên bản Thời Đại Sát Thủ ra mắt, đội hình này chẳng mấy khi xuất hiện trong các trận đấu hạng.

Đầu tiên, chỉ có một vị trí chống chịu khiến cho chiến thuật này gặp khá nhiều bất lợi trong các giao tranh dài hơi. Thêm vào đó, việc sở hữu tới 3 nguồn sát thương cũng đồng thời là con dao hai lưỡi, khi nếu không thể chọn vị trí hợp lý trong giao tranh, những vị tướng xạ thủ hay pháp sư của bạn hoàn toàn có thể bốc hơi chỉ trong một nốt nhạc, đặc biệt là với vai trò xạ thủ khi không nhiều vị tướng sở hữu sự cơ động cũng như khả năng chạy trốn tốt.

Có thể nói, dạng chiến thuật này đang có phần hơi lép vế so với các phong cách chơi đang thịnh hành khác. Và để vận hành tốt, yêu cầu khả năng đi lane cũng như sự cơ động rất cao tới từ các vị tướng được lựa chọn. Nếu không thể snowball và kết thúc sớm ván đấu, đội hình này rất dễ tan tác nếu gặp phải một team “xôi thịt” với nhiều vị tướng chống chịu tốt. Đội hình này cũng đề cao rất nhiều vai trò, tầm ảnh hưởng của mẫu tướng hỗ trợ như Alice hay Payna.

Đội hình 3 chống chịu – 1 xạ thủ đi rừng – 1 pháp sư

Một thời, đây từng là phong cách chơi xuất hiện khá nhiều trong các trận đấu hạng.

Ưu điểm: Việc đẩy những vị trí xạ thủ như Violet, Fennik hay Slimz vào rừng khiến cho chúng bớt đi phần nào sự nguy hiểm, cũng như có thể sớm đạt cho mình lượng vàng và cấp độ cần thiết. Chưa kể, có tới 3 vị tướng chống chịu khiến cho những vai trò gây sát thương chủ lực như pháp sư và xạ thủ có thêm nhiều khoảng trống để xả sát thương trong giao tranh.

2game-6-10-149-15.jpg (1280×755)

Nhược điểm: ở giai đoạn đầu game, việc không lựa chọn một sát thủ thật sự rất dễ khiến khả năng đi đường của các lane bị hạn chế đáng kể và khó lòng gây áp lực lên đối thủ. Đó là chưa kể, ở đường Rồng, khi hai vị tướng chống chịu đi với nhau, khả năng thắng đường là khá khó xảy ra, trừ khi được đối đầu với chiến thuật cùng loại.

Đội hình này thường hướng tới mục đích bảo vệ nguồn sát thương lớn nhất là xạ thủ, thế nên nếu bị nhắm tới và vô hiệu hóa một cách triệt để, vị trí xạ thủ khó lòng tỏa sáng và điều này đồng nghĩa với việc team bạn khó lòng chiến thắng.

Đội hình 3 chống chịu – 1 pháp sư – 1 sát thủ

Đội hình khá quen mắt trong phiên bản Thời Đại Sát Thủ đây rồi

2game-6-10-149-16.jpg (550×255)

Ưu điểm: Khả năng chống chịu có, ám sát có, lượng sát thương trong giao tranh cũng được đảm bảo, và không có vị trí nào quá dễ để nằm xuống hay cần sự bảo vệ đặc biệt như trong các đội hình có xạ thủ. Chưa kể, khả năng đẩy lẻ của đội hình này cũng khá tốt, đặc biệt khi chọn mẫu pháp sư như Zill hay sát thủ như Nakroth

Nhược điểm: Vai trò của vị trí sát thủ là rất quan trọng trong đội hình này, khi không những phải gây áp lực lên các đường từ sớm mà hắn còn phải đảm nhận vi trí đẩy lẻ khi cần thiết. Thế nên, nếu bị shutdown từ khá sớm hoặc mất lợi thế trong rừng, sát thủ khó lòng phát huy sức mạnh cũng đồng nghĩa với việc chiến thuật này đã bị vô hiệu hóa phần nào.

Khả năng đẩy trụ của đội hình này khá hạn chế, khi mà thiếu đi sức sát thương tới từ những vị trí tay dài như Violet hay Yorn.

Đội hình 2 pháp sư – 2 chống chịu và 1 sát thủ

Xu hướng lựa chọn môt pháp sư đi roam thay cho hỗ trợ ở giai đoạn đầu game cũng cực kỳ thịnh hành, đặc biệt là với sự cơ động hay khả năng đi đường tốt của những Preyta hay Raz.

2game-6-10-149-17.jpg (1280×755)

Ưu điểm: Lượng sát thương đa dạng và khó lường, khả năng sốc chết đối thủ với lượng sát thương phép lớn cũng như đảm bảo được sự cân bằng trong giai đoạn đi đường

Nhược điểm: Khả năng gây sát thương lên trụ kém, đội hình đề cao sự cơ động của mẫu tướng như Raz trong giai đoạn đầu game, cũng như yêu cầu kỹ năng cao từ các vị trí chủ chốt như pháp sư hay sát thủ.

Mình tên là Hoàng Văn Thành. Năm nay 23 tuổi hiện đang độc thân. Mình rất thích chơi thử các tựa game như Moba, game Sinh Tồn...để tìm hiểu về chúng. Mình khá nghiêm túc trong công việc nhưng cũng thích sụ vui vẻ.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet