Liên Quân Mobile – Những trợ thủ đắc lực – Phần 2

Ở trong phần 1, Hội Đồng Liên Quân đã phân tích ba vị tướng Gildur, Toro và Alice trong vai trò Trợ Thủ. Và sang tới phần 2 này, ba cái tên sẽ được điểm danh đó là Omega, Chaugnar và Grakk.

OMEGA

2game-19-12-lienquan-21.jpg (1920×1087)

Đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, đó chính là Omega trong vai trò Trợ Thủ. Hãy cùng Hội Đồng Liên Quân tìm hiểu xem Cỗ Máy Tri Giác có điểm mạnh, điểm yếu gì nhé!

Điểm mạnh

Nhiều kỹ năng khống chế cứng: Cả hai kỹ năng đầu tiên của Omega là Chế Độ Xung Phong và Chế Độ Nghiền Nát đều là những chiêu thức khống chế cứng trên diện rộng. Với một pha combo đẹp, Omega có thể đem về rất nhiều lợi thế cho đội trong giao tranh.

Khả năng tự tạo giáp: Tăng thêm sự cứng cáp chẳng bao giờ là thừa thãi. Mỗi khi kích hoạt Chế Độ Xung Phong, Omega đều được nhận thêm một lớp giáp và điều này sẽ giúp cho Cỗ Máy Tri Giác có thể tự tin càn lướt trong giao tranh.

Khả năng tự tăng tốc: Vẫn là Chế Độ Xung Phong. Mỗi khi kích hoạt, Omega sẽ nhận thêm một lượng lớn tốc độ di chuyển. Điều này khiến cho Omega trở thành một trong những Trợ Thủ đảo gank vô cùng hiệu quả khi có thể lao từ bụi ra nhanh như chớp và khiến đối phương bất động trong khoảng thời gian khá đáng kể.

Khả năng đẩy trụ tốt cùng Xạ Thủ: Đây cũng là một điểm cộng cho Omega khi nội tại của vị tướng này cho phép gây sát thương bằng kỹ năng lên công trình. Cỗ Máy Tri Giác chính là một trong những vị tướng Trợ Thủ hỗ trợ phá trụ tốt nhất.

Điểm yếu

Không có kỹ năng áp sát tức thời: Mặc dù có thể bứt tốc rất nhanh nhưng điều mà Omega còn thiếu lại là kỹ năng dạng áp sát tức thời, kiểu như Toro hay Nakroth. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của Omega khiến vị tướng này rất dễ bị “thả diều” tới chết nếu quá say máu.

Chiêu cuối hơi vô dụng: Nếu chơi trong vai trò Trợ Thủ và lên chống chịu như thông thường, quả thật chiêu cuối Hủy Diệt của Omega khá là “phế”. Trong giao tranh, nếu không quét trúng nhiều người thì lượng sát thương đó chẳng đáng là bao. Có lẽ điều tốt nhất mà chiêu cuối này có thể đem lại đó là tận dụng nội tại để gây sát thương lên công trình.

CHAUGNAR

2game-19-12-lienquan-22.jpg (1920×1200)

Chưa quá được ưa chuộng nhưng thật sự Chaugnar là một vị tướng rất hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể. Hãy cùng Hội Đồng Liên Quân tìm hiểu xem Sứ Giả Hư Vô có điểm mạnh, điểm yếu gì nhé!

Điểm mạnh

Nhiều kỹ năng làm chậm: Hai chiêu thức đầu tiên của Chaugnar là Thủy Triều và Lốc Xoáy đều cung cấp khả năng làm chậm trên diện rộng. Đặc biệt, chiêu Lốc Xoáy có thời gian hồi chiêu rất ngắn giúp Chaugnar có thể đu bám kẻ thù liên tục.

Khả năng tăng tốc và miễn nhiệm khống chế: Đó chính là những hiệu ứng mà nội tại Đại Dương Sâu Thẳm đem lại. Điều này giúp cho Chaugnar trở nên cơ động hơn và đặc biệt là tướng đối khó để bị bắt lẻ.

Chiêu cuối bá đạo: Vực Hỗn Loạn chính là thương hiệu làm nên Chaugnar. Sứ Giả Hư Không có thể giải khống chế cho đồng đội trên diện rộng, giúp họ miễn khống chế và cường hóa miễn thương trong 2 giây sau đó. Chaugnar chính là khắc tính cứng của đội hình giao tranh tổng với nhiều kỹ năng khống chế.

Điểm yếu

Không có kỹ năng khống chế cứng: Đây là lí do đầu tiên mà Chaugnar chưa được nhiều Kiện Tướng lựa chọn dù có khả năng làm chậm rất khó chịu. Có lẽ khả năng làm choáng hay trói chân hẳn đối thủ vẫn sẽ tốt hơn.

Khó phát huy hiệu quả: Chiêu cuối của Chaugnar có thể đem về nhiều lợi thế cho đội trong giao tranh, nhưng nó chỉ phát huy hiệu quả nhất khi đối phương có nhiều hiệu ứng khống chế mà thôi. Và vấn đề ở đây chính là việc các Kiện Tướng không thể biết trước đối phương sẽ chọn gì khi đánh xếp hạng. Do đó, Chaugnar vẫn chưa thật sự được ưa chuộng.

GRAKK

2game-19-12-lienquan-23.jpg (1920×1128)

Grakk là một vị tướng có lối chơi vô cùng thú vị. Hãy cùng Hội Đồng Liên Quân tìm hiểu xem Kẻ Phàm Ăn có điểm mạnh, điểm yếu gì nhé!

Điểm mạnh

Khả năng chống chịu tốt: Nội tại của chiêu Dây Trói Hư Không cho phép Grakk tự tăng giới hạn máu khi hạ gục hoặc hỗ trợ. Kẻ Phàm Ăn sẽ được tăng tới 2500 máu khi tích đủ điểm của nội tại này – một con số không hề nhỏ. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến khả năng tự tạo giáp khá tốt khi Grakk sử dụng trúng chiêu cuối lên kẻ địch.

Nhiều kỹ năng khống chế: Khả năng làm chậm đến từ chiêu 1, khả năng trói chân trên diện rộng đến từ chiêu cuối, nhưng thương hiệu làm nên Grakk lại là sự đột biến tới từ chiêu 2 – Dây Trói Hư Không. Với một cú kéo chuẩn xác, Grakk cùng các đồng đội có thể bắt lẻ kẻ địch để có được lợi thế về người.

Lượng sát thương ổn: Nội tại Báo Oán của Grakk tăng sát thương dựa trên % máu mà vị tướng này có. Do đó, Grakk có thể lên hoàn toàn chống chịu nhưng vẫn cung cấp cho đội một lượng sát thương không hề nhỏ, kể cả khi đã bị hạ gục.

Điểm yếu

Khó sử dụng hiệu quả: Dù Dây Trói Hư Không là một chiêu thức tạo đột biến bậc nhất trong Liên Quân Mobile nhưng nó lại tương đối khó sử dụng. Hơn nữa, nếu kéo phải một vị tướng chống chịu có nhiều kỹ năng khống chế về phía đồng đội thì cũng không hay chút nào.

Chiêu cuối đòi hỏi nhiều điều kiện: Để sử dụng chiêu cuối Hư Không Nuốt Chửng, Grakk cần phải áp sát kẻ địch (thông thường là kéo về) và sẽ phải mất khoảng 0.5s để vận chiêu. Trong khoảng thời gian đó, kẻ địch hoàn toàn có thể thoát khỏi tầm khống chế của Grakk. Thậm chí, đồng đội của hắn còn có thể sử dụng các kỹ năng khống chế cứng để ngắt chiêu này trong thời gian này.

Mình tên là Hoàng Văn Thành. Năm nay 23 tuổi hiện đang độc thân. Mình rất thích chơi thử các tựa game như Moba, game Sinh Tồn...để tìm hiểu về chúng. Mình khá nghiêm túc trong công việc nhưng cũng thích sụ vui vẻ.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet