Đã từ rất lâu rồi, trong Liên Quân định nghĩa hai tiếng “trợ thủ” …với các vị tướng đang từ vị trí đỡ đòn hoặc đấu sĩ chuyển qua việc hỗ trợ và gank. Đây là sự chuyển hóa vô cùng hiệu quả và tinh tế theo thời thế khi người đi rừng từ các sát thủ chuyển qua xạ thủ đi rừng. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ thấy Ormarr, Alice, Cresht… đảm đương vị trí này trong một thời gian dài, còn Ryoma thì sao? Mùa giải mới đây chúng ta đã được chứng kiến chiến thuật vô cùng mới mẻ khi các tuyển thủ đưa vị trùm đấu sỹ đường Kinh Kong trở thành con bài trợ thủ và kết quả rất bất ngờ đó là chiến thắng vô cùng nhanh chóng. Vậy yếu tố gì giúp Ryoma lại có thể đảm nhiệm xuất sắc vị trí này đến vậy, hãy cùng Hội đồng phân tích nhé.
Hiệu ứng khống chế
Như đã đề cập ở trên, sở dĩ xuất hiện vị trí trợ thủ là do sự thay đổi về mặt lối chơi khi người đi rừng thường xuyên là các xạ thủ thay vì các sát thủ. So sánh một chút về ưu nhược điểm của sự thay đổi này.
Với việc người đi rừng là các sát thủ/đấu sỹ: độ cơ động, sát thương cận chiến, hiệu ứng khống chế là đủ, tuy nhiên sát thương tầm xa và khả năng đẩy trụ không mạnh khi đội bạn có những vị tướng thủ tốt như Chaugnar, Airi, Lữ Bố…
Với việc xạ thủ đi rừng: lợi thế về sát thương tầm xa, cho khả năng đè đường, gank và đẩy trụ tốt, tuy nhiên lại hơi thiếu một chút về độ cơ động và hiệu ứng khống chế không thể bằng các sát thủ hay đấu sỹ đi rừng. Độ chống chịu chắc chắn không phải bàn khi các xạ thủ đã nổi tiếng yếu sinh lý.
Do đó, một trợ thủ hoàn hảo chính là vị tướng có đủ kĩ năng khống chế và bảo kê tốt. Với Ryoma, khả năng khống chế là cực kì tốt với “Nhất kích tất sát” gây choáng nếu nạn nhân trúng rìa chiêu hay nội tại “Kiếm quyết” cứ sau mỗi 5s thì đòn đánh tiếp theo sẽ giảm tới 50% tốc chạy kẻ địch trong 2s. Như vậy, con bài mới này đã chứng tỏ khả năng hỗ trợ khống chế không thua kém gì Alice hay Ormarr cả.
Hơn thế nữa, với chất tướng mạnh đầu game, chiến thuật này còn được đa dạng hóa hơn với việc hỗ trợ cho cả các sát thủ và đấu sỹ, gây áp lực lên lane cũng như càn quét cả vào rừng của đối phương.
Lượng sát thương lớn
Nếu như trước kia, các vị tướng trợ thủ chỉ là những nhân vật giúp mở giao tranh hay thêm vào những hiệu ứng khống chế để gank hiệu quả thì với Ryoma, vị kiếm sỹ này còn làm được nhiều hơn thế, đó là góp vào một lượng sát thương không hề nhỏ. Với xu hướng lên cho mình “dép Bitis” đầu tiên để đảo lane đắc lực hỗ trợ thì lượng sát thương của các trợ thủ cũ chắc chắn không phải kể tới. Tuy nhiên, các kĩ năng của Ryoma đều cho một lượng sát thương vật lý không hề nhỏ. Tổng sát thương khởi điểm khi Ryoma đạt tới level 4 đã là hơn 1000 sát thương vật lý. Với lượng damage này cộng thêm lượng damage nhồi từ người đi rừng cùng với đồng minh, chắc chắn bất kì kẻ địch nào cũng phải bị hạ gục
Lợi thế tầm xa và cơ động tốt
Khác với các vị tướng hỗ trợ cận chiến khác, Ryoma là vị tướng vô cùng đặc biệt khi sở hữu tầm tấn công rất xa. Với lợi thế như vậy, Ryoma cùng đồng đội có thể dễ dàng tạo bất ngờ trong những pha gank hay gây áp lực trên lane. Dễ dàng kết liễu kẻ địch ngay cả trong trụ với các chiêu thức tấn công rất xa của mình. Không chỉ có vậy, việc cướp bùa cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi chỉ cần timing chuẩn một chút, một sọc đến từ “Nhất kích tất sát” cũng đủ để đối phương phải ngẩn ngơ ôm hận mà không biết làm thế nào. Không chỉ có vậy, các chiêu thức có thời gian hồi chiêu rất nhanh, giúp Ryoma có thể dễ dàng đảo lane cũng như luôn bắt kịp được các pha giao tranh để hỗ trợ đúng lúc.
Trên đây là một số phân tích về lối chơi đã cũ nhưng lại xuất hiện một gương mặt rất mới đó là Ryoma. Hi vọng, với việc Ryoma sắp ra khỏi vòng quay kho báu, các Kiện tướng có thể tận dụng tối đa sức mạnh của trùm đấu sỹ này nhé.
Bình luận