Có thể khẳng định rằng, nếu không còn giao dịch trực tiếp, nghề “con buôn” và “nông dân” trong các game võ lâm chắc chắn sẽ chết.
Đối với game thủ đã chinh chiến các loại game võ lâm giang hồ trong suốt nhiều năm, chắc chắn không lạ gì tính năng giao dịch trực tiếp đã trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong thể loại game này. Người chơi sẽ được nhập vai trở thành một đại hiệp phiêu lưu khám phá thế giới kiếm hiệp trong trò chơi, qua từng nhiệm vụ cốt truyện sẽ dần trở nên mạnh mẽ hơn.
Tất nhiên, để hoàn thành các nhiệm vụ ấy người chơi sẽ phải train quái tại các maps hoặc phụ bản. Việc này không chỉ đem lại điểm kinh nghiệm để nhân vật lên level mà còn đem lại nhiều item giá trị cho người chơi. Mỗi item này đều có thể trao đổi, giao dịch để đem lại nguồn kinh phí không nhỏ cho nhân vật trong quá trình hành tẩu giang hồ.
Game võ lâm “mất chất” khi chuyển sang nền tảng mobile
Các game lấy đề tài võ lâm đều không hề giống trong phim kiếm hiệp, nơi mà các đại hiệp có thể thoải mái chi tiêu mà không phải lo nghĩ đến việc tiền bạc từ đâu mà ra. Trong game online người chơi phải cày cuốc, train quái rất cực khổ mới có được item quý, có bạc để sử dụng cho các hoạt động hàng ngày như nâng cấp đồ, chạy phụ bản, chế tạo item… Những lúc này việc giao dịch mua bán trở nên vô cùng cần thiết để người chơi có thể bán và trao đổi các item với nhau, qua đó có kinh phí để tiếp tục trò chơi.
Đó là đặc điểm có thể nói là căn bản của các game võ lâm, hành tẩu giang hồ từ trước đến nay. Tuy nhiên khi các game này được chuyển lên nền tảng game dành cho smartphone, đặc điểm này đã bị cắt bớt không thương tiếc. Thực tế là hiện nay, đếm trên đầu ngón tay cũng không có đủ 3 game là có tính năng giao dịch trực tiếp đúng như bản chất cũ của game võ lâm từng có trên nền tảng PC.
Vì đâu nên nỗi? Một số người cho rằng việc tạo nên tính năng giao dịch trực tiếp sẽ khiến bộ cài game trở nên nặng hơn, và khó kiểm soát item luân chuyển trong thị trường. Số khác cho rằng việc có thể giao dịch tự do sẽ khiến các trò chơi mất đi một chi phí thuế không nhỏ mà người chơi phải trả khi mua bán trên sàn giao dịch, hay cửa hàng kí gửi. Dù lý do là gì, thì việc không có tính năng giao dịch trực tiếp chắc chắn là thiệt hại lớn đối với game thủ, những người đã bỏ công sức cày cuốc, săn Boss nhưng khi bán lại bị thu mất một phần giá trị item.
Game thủ vẫn luôn thích giao dịch tự do trong game võ lâm giang hồ
Việc bị mất một phần công sức, tiền bạc rõ ràng không phải điều nên có trong một game võ lâm, nơi tạo nên những trải nghiệm kiếm hiệp chân thực nhất, một xã hội ảo thực sự dành cho game thủ đam mê. Đáng buồn là hầu hết game được gắn mác “võ lâm” trên smartphone hiện nay đều “hữu danh vô thực” khi không hề có tính năng giao dịch trực tiếp giữa người chơi với nhau. Nghĩa là thay vì được gặp mặt người bán, được trò chuyện, trả giá cực kì trực quan, người mua phải lên một trang giao dịch được trò chơi kiểm soát giá trị, xem hàng loạt các món đồ có giá “trên trời” vì ai cũng sợ mình bị hố bởi những cái tên xa lạ.
Đó không phải là tính năng game thủ yêu thích võ lâm, kiếm hiệp mong đợi. Chắc chắn tất cả đều muốn được tự tay train quái ra những item, tự tay mang đi bày bán mà không phải lo lắng trả chi phí giao dịch. Đó mới thực sự là thế giới mở, mới thực sự là game cày cuốc dành cho các con buôn. Gặp mặt trực tiếp trong game còn giúp người bán “dẻo mỏ” trở thành phú ông, nhưng nếu là trên sàn thì nói chuyện kiểu gì? Chính tính năng sàn đấu giá đã giết chết nghề “con buôn” trong game.
Tạm kết
Có thể khẳng định rằng, nếu không còn giao dịch trực tiếp, nghề “con buôn” và “nông dân” trong các game võ lâm chắc chắn sẽ chết. Thế nhưng đối tượng game thủ này không vì thế mà biến mất. Trái lại họ rất nhanh chóng lựa chọn một trò chơi phù hợp với sở thích hơn, không nhất thiết phải là võ lâm để trải nghiệm và mong đợi, miễn là trò chơi đó có giao dịch trực tiếp một cách thoải mái. Đó là lý do mà một số game MMORPG có tính năng giao dịch gần đây như Kiếm Tung Mobile bỗng dưng trở thành nam châm đối với các game thủ, thu hút rất đông người chơi mong đợi được trải nghiệm.
Bên cạnh việc cho phép game thủ giao dịch trực tiếp, tự do và hoàn toàn miễn phí trong game, Kiếm Tung Mobile còn có thể PK rớt đồ để làm tăng sự gay cấn trong mỗi cuộc chiến tranh giành item hiếm. Đây chắc chắn sẽ là hình mẫu điển hình để các game võ lâm, kiếm hiệp trên mobile hướng tới trong tương lai nếu thực sự muốn xây dựng một game nhập vai đúng nghĩa.
Hóng game tại: fb.com/kiemtung.sohagame.vn
Bình luận