Huyền Thoại MOBA – Những mẹo rừng có thể giúp bạn thoát kiếp Đồng Đoàn

Rừng, nơi bí hiểm nhất trên bản đồ và luôn tiềm tàng những hiểm nguy khôn lường nhưng nó cũng chứa đựng những phần thưởng to lớn dành cho những ai biết khai thác đó, và những người khai thác nó chính là những người đi rừng.

Khái niệm “đi rừng” quá quen thuộc với hầu hết những người đã và đang chơi những tựa game MOBA như Huyền Thoại MOBA, Liên Minh Huyền Thoại, DotA… Trong Huyền Thoại MOBA, “đi rừng” là một vai trò tương đối phức tạp và khó có thể làm quen chỉ sau vài ván đấu.

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_1.png (600×283)

Nó không chỉ đơn giản là farm rừng rồi tìm cơ hội hỗ trợ đồng đội ở các đường mà nó còn đóng vai trò là những người hỗ trợ với nhiệm vụ kiểm soát tầm nhìn và mua các trang bị hỗ trợ. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng khía cạnh của vai trò “đi rừng” trong Huyền Thoại MOBA.

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_2.jpg (974×471)Khu rừng tăm tối luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường

“Đi rừng” trong Huyền Thoại MOBA có gì mới?

Trước hết hãy làm quen với vai trò này trong Huyền Thoại MOBA. Không giống với Liên Minh Huyền Thoại, Huyền Thoại MOBA có tới hai người đi rừng trong một đội. Hai người đi rừng này sẽ chia làm hai vai trò nhỏ là một người đi rừng chính và một người thuần hỗ trợ.

Lý do có đến hai người đi rừng là vì quái rừng tương đối mạnh và một người đi rừng sẽ rất mất thời gian. Thêm vào đó, tài nguyên rừng cũng cực kì dồi dào với lượng kinh nghiệm và tiền rất lớn. Đi rừng đôi không chỉ giúp khai thác nguồn tài nguyên này triệt để mà còn cho phép ba vị trí còn lại có được nhiều tiền và kinh nghiệm nhất khi đi đường đơn.

Cách chọn tướng đi rừng

Tổng quan, vai trò đi rừng sẽ ưu chuộng các tướng có nhiều khống chế và sự cơ động, đặc biệt là không lệ thuộc nhiều vào trang bị, ví dụ: Dr. Stein, Điêu Thuyền, Triệu Vân, Ceasar, Hằng Nga, Treant…

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_3.jpg (950×450)Treant, Tiểu Kiều, Dr. Stein, Điêu Thuyền là những tướng đi rừng tiêu biểu

Trước hết bạn phải xác định được phong cách chơi của mình để có thể chọn được vai trò và tướng thích hợp. Nếu bạn thiên về lối chơi hỗ trợ hoàn toàn thì nên chọn vai trò hỗ trợ, những tướng phù hợp với vai trò này có thể là Điêu Thuyền, Hằng Nga, Tiểu Kiều… Những tướng này hoặc có khả năng farm rừng rất nhanh, có kĩ năng hồi máu hoặc khống chế mạnh. Hỗ trợ sẽ chỉ đứng lấy kinh nghiệm và hầu như không farm quái rừng.

Nếu bạn thiên về lối chơi chủ động và muốn farm thì hãy nhận vai trò đi rừng chính. Sau đó hãy xem bạn thích phong cách chơi nào: chống chịu, sát thủ, carry…? Từ đó bạn có thể chọn tướng phù hợp với mình.

Hướng đi rừng

Đây chắc chắn là vấn đề đáng quan tâm nhất, đi rừng như thế nào phải hiệu quả và ít tốn máu nhất?

Trước tiên là phải am hiểu khu rừng có những gì trong đó? Rừng của Huyền Thoại MOBA có tổng cộng 14 bãi quái rừng chia đều cho hai phe và một bãi quái trung lập và Soul Eater Zaka (giống với Roshan và Baron). Các bạn có thể đọc rõ thông tin về các bãi quái rừng tại đây.

Đầu tiên, bạn sẽ khởi đầu với Người Đá để lấy bùa lợi, tất cả các bùa lợi này đều có lợi cho việc đi rừng. Sau khi có bùa lợi Người Đá, bạn hãy ăn nốt các bãi quái còn lại, bắt đầu từ Rồng Cỏ (gần trụ 1 đường dưới của đội 1 và trụ 1 đường trên của trụ 2), ăn dần về phía đường giữa. Sau đó hãy tiến vào Rồng Bay và… tự sát. Lý do của việc này là để tiết kiệm thời gian.

Sau khi ăn hết cánh rừng yếu thì cả hai người đi rừng có khoảng ba cấp độ, ở cấp độ này thời gian chết chỉ chưa đến 10 giây. Tự sát sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chạy về nhà và dùng Dịch Chuyển ra lại, chỉ riêng việc chạy chân trần từ rừng về nhà đã tiêu tốn của bạn ít nhất 30 giây. Sau khi tự sát, hãy mua thêm trang bị và dùng Dịch Chuyển ra hoàn thành nốt con Rồng và bãi Bá Vương Long gần đấy.

Ngoài ra cũng có một mẹo nhỏ đó là hãy “hit and run” khi farm rừng. Quái rừng trong Huyền Thoại MOBA sẽ không hồi máu khi mất mục tiêu và quay về vị trí ban đầu, hãy tận dụng điều này, vừa tấn công vừa di chuyển để kéo quái rừng, khiến chúng không thể tấn công bạn. Đây là mẹo dùng để đi rừng ít tốn máu.

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_4.jpg (550×935)Quái rừng không hồi máu khi mất mục tiêu và quay về vị trí ban đầu

Khi nào nên và không nên gank

Đây là câu hỏi thường làm đau đầu rất nhiều người. Đầu tiên “gank” là gì? “Gank” có thể hiểu nôm na là di chuyển xung quanh bản đồ với mục tiêu phục kích và tiêu diệt đối phương. Câu hỏi “nên gank lúc nào” luôn làm những người chơi, đặc biệt là những người mới làm quen với vị trí đi rừng phải nhức đầu. Có rất nhiều yếu tố để quyết định nên gank hay không:

Tầm nhìn: đây là yếu tố quan trọng nhất khi gank. Có tầm nhìn sẽ giúp bạn biết được có người hỗ trợ vị trí bạn muốn gank hay không và qua đó bạn có thể đưa ra quyết định rút lui hoặc yêu cầu thêm hỗ trợ từ các đường khác. Nếu không chắc chắn rằng có ai ở xung quanh và có kẻ địch đang mất dạng trên bản đồ thì nên cân nhắc kĩ quyết định của mình.

Vị trí của đợt lính: viễn cảnh tuyệt vời nhất để bạn gank chính là khi lính đang ở gần trụ của bạn và đối phương đứng xa trụ của họ, lúc này bạn sẽ là người chủ động hơn.
Lượng lính của hai bên: đây là yếu tố rất ít được chú ý. Nên nhớ rằng khi bạn tấn công tướng địch, lính đồng minh của họ sẽ chuyển sang tấn công bạn.

Sát thương của một con lính vào khoảng 25 đến 29, không có gì lớn đúng không? Nhưng chỉ cần năm con lính cùng tấn công bạn cùng lúc thì bạn có thể nhận đến hàng trăm sát thương nếu đứng quá lâu. Nếu lính đối phương đang áp đảo thì tốt nhất hãy từ bỏ ý đồ gank trừ khi bạn chắc chắn rằng đối phương sẽ bốc hơi nhanh nhất có thể.

Cấp độ của bạn về đồng đội: giả sử bạn đang cấp 3, đồng đội của bạn khoảng cấp 3 hoặc 4 và bạn muốn gank một Anubis cấp 6? Tốt nhất hãy từ bỏ ý đồ này vì chắc chắn bạn sẽ phải bỏ lại ít nhất một mạng. Chênh lệch cấp độ đồng nghĩa với chênh lệch về cấp kĩ năng, máu, năng lượng và sát thương. Hãy cân nhắc khi gank một mục tiêu cao hơn cấp độ của bạn.

Máu và năng lượng: không chỉ chú ý đến máu và năng lượng của mình, bạn cũng phải nhìn xem đồng đội mình có đủ máu và năng lượng để cùng bạn giao tranh hay không. Đừng để tay nhanh hơn não mà nhận những cái kết không có hậu.

Không nên gank những đường thua quá nhiều mà hãy gank đường mạnh: có nhiều người suy nghĩ rằng nên tập trung gank những đường đang thua, việc này không có gì sai nhưng chỉ nên gank khi đường đó không thua quá nhiều và vẫn có thể cầm cự.

Nếu pháp sư của bạn đang thua đến hai – ba cấp độ thì đừng cố gắng gank, điều tốt nhất bạn có thể làm là xuất hiện ở đó nhằm gây áp lực đẩy lui đối thủ, tạo chút ít khoảng trống cho đồng đội của bạn. Ngoài ra, hãy tập trung khu vực đang mạnh và giúp họ mạnh hơn.

Nên mua đồ như thế nào?

Lại một câu hỏi đáng chú ý khác. Câu trả lời đầu tiên chính là: MẮT. Như đã nói, bạn cần tầm nhìn để gank và để chống bị phục kích bởi đối phương. Với những tướng không lệ thuộc vào đồ và đóng vai trò hỗ trợ, bạn chắc chắn là người phải mua nhiều mắt, thậm chí là rất nhiều mắt.

Hãy luôn luôn có ít nhất một Mắt Vàng và một Mắt Xanh. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát tầm nhìn và phá bỏ mắt của đối phương rất tốt. Hãy cắm mắt ở những nơi đối phương có thể phục kích và nghi ngờ có mắt. Còn để đoán được nơi nào thì hãy đặt bạn vào vị trí của họ để xem nếu là họ bạn sẽ cắm mắt ở đâu và phục kích từ đâu.

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_5.jpg (313×111)Mắt Xanh, Mắt Vàng và Ngọc Tỏa Sáng là những công cụ kiểm soát tầm nhìn hữu hiệu

Khiên Thiên Sứ cũng là trang bị ưu chuộng của các tướng đi rừng vì nó hỗ trợ giao tranh quá tốt với khả năng hồi máu diện rộng và tăng chỉ số phòng ngự cho đồng minh gần đó. Hãy hướng đến những trang bị mang tính hỗ trợ cao bên cạnh những trang bị cá nhân.

2game_20_6_HuyenThoaiMOBA_6.jpg (217×123)Thạch Trượng Quỷ và Khiên Thiên Sứ là hai trang bị hỗ trợ tiêu biểu

Hy vọng rằng những mẹo cơ bản này có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ khi thi đấu và sớm đạt được những bậc ELO cao hơn trong quá trình chinh chiến trong Huyền Thoại MOBA.

Trang chủ: https://moba.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/huyenthoaimoba.vn/

Thông tin chia sẻ của NPH Game với 2Game

Huyền Thoại MOBA    *Đã đóng cửa*
Chiến thuật
4.4
Đánh giá game này!
1188 bình chọn

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet