Bắt đầu từ hôm nay, 15/5, Bộ thông tin và Truyền thông thực hiện việc kiểm tra toàn diện các hoạt động đang diễn ra của Tiktok tại Việt Nam để nhằm đảm đảo pháp luật.
Như chúng ta đã biết, Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội bắt đầu Trung Quốc có tên là Douyin, được ra mắt vào năm 2017. Và được lấy tên là Tiktok – ứng dụng dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 giây đến 10 phút và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây. TikTok được ra mắt trên thị trường quốc tế vào tháng 9 năm 2017 (tức 1 năm sau khi ra mắt ). Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, ứng dụng Tiktok đã xếp thứ nhất trong số các lượt tải xuống ứng dụng miễn phí trên các cửa hàng ứng dụng ở Thái Lan và các quốc gia khác trên thế giới.
Vào tháng 4/2023 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ ra 6 hành vi vi phạm của nền tảng mạng xã hội này tại Việt Nam. Theo đó, Tiktok phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam từ năm 2019, tuy nhiên, việc phát triển mạnh không đồng nghĩa với việc ứng dụng này an toàn với người dùng. Trước đó, ứng dụng này chỉ đơn thuần là để giải trí, lưu giữ những khoảnh khắc vui nhộn, kỷ niệm đáng nhớ cho những người dùng ứng dụng. Nhưng từ đầu năm 2022 trở đi, những nội dung dung tục, biến chất, không phù hợp thuần phong mỹ tục với Việt Nam liên tiếp xuất hiện và nghiễm nhiên trở thành trào lưu cho giới trẻ. Đáng báo động nhất là có nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng…
Mạng xã hội này sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp chứa các nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến bộ phận người xem. Bên cạnh đó, việc cho phép người dùng tặng quà, tặng tiền cho idol, dẫn đến tình trạng nhiều idol Tiktok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo “trend” để thu lời từ những nội dung này. Trước đó đã có rất nhiều sự việc liên quan đến việc các cháu nhỏ ăn trộm tiền của bố mẹ để nạp vào TikTok tặng quà cho các “idol” của mình. Có vụ việc lên tới 400 triệu đồng.
Vài tháng trước, Tiktok mở thêm mảng TikTok Shop – thương mại điện tử, nhưng nền tảng này không có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Gần đây nhất 1 Hot Tiktoker với vài triệu lượt Follow bị nhãn hàng được phân phối chính thức tại Việt Nam tố bán hàng giả, nhưng TikTok không có biện pháp ngăn chặn cũng như phạt đối với tài khoản Tiktoker này.
Bên cạnh đó, Tiktok cũng để nội dung vi phạm bản quyền xuất hiện tràn lan và bị đánh giá không có biện pháp quản lý, để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân để tung tin giả, bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Để xử lý những sai phạm và hậu quả do các nội dung xấu độc trên TikTok, cùng với việc kiểm tra toàn diện từ ngày 15-5, trong thời gian tới Bộ Thông tin – Truyền thông cũng sẽ đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như TikTok phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Trước đó đã có 13 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức đã ban lệnh cấm Tiktok trên thiết bị của nhân viên – bao gồm Đan Mạch, Bỉ, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Na Uy, Hà Lan, Anh, Pháp và Ủy ban Châu Âu (EC). 3 quốc gia ban lệnh cấm hoàn toàn bao gồm Jordan, Ấn Độ và Afghanistan để ngăn chặn những nội dung nhảm nhí của Tiktok không tràn vào làm ảnh hưởng tới người dân.
Bình luận