Quả thực, các game mobile tồn tại trong thời gian từ 2 năm trở lên chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thị trường game mobile đang phát triển với một tốc độ “chóng mặt”, người người nhà nhà dùng smartphone là 1 trong những nguyên nhân chính tạo nên điều này. Thế nhưng, sự phát triển của thị trường có vẻ như đang không đồng nghĩa với sự tăng lên trong chất lượng của sản phẩm game.
Người người nhà nhà dùng smartphone
Các tựa game mobile “mọc lên như nấm sau mưa”, thể loại cũng ngày một đa dạng hơn, thế nhưng một nghịch lý xảy ra khi tuổi đời trung bình của game mobile đang khá ngắn ngủi. Nếu các bạn là người thường xuyên tìm đến game mobile, chắc hẳn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
Chính vì vậy, các tựa game “sống sót” sau thời gian dài bám trụ tại thị trường game Việt lẽ dĩ nhiên lại trở thành “hàng hiếm”. Và nếu bạn đã, đang và sẽ trở thành người chơi của những tựa game “sống sót” trên 2 năm, thì bạn cứ an tâm mà chơi nó!
Cộng đồng gắn kết
Chẳng phải tự nhiên mà một tựa game có thể tồn tại được lâu đến như vậy, và nguyên nhân khá lớn tạo nên điều này nằm ở 2 chữ: Cộng đồng. Khi xây dựng được một cộng đồng gắn kết, tiếng nói của game thủ đối với NPH sẽ lớn hơn, các chỉnh sửa trong game cũng từ người chơi mà ra, và tất nhiên, một tựa game chú trọng đến người chơi sẽ là một tựa game “sống sót” trong khoảng thời gian rất dài.
Một tựa game chú trọng đến người chơi sẽ là một tựa game “sống sót” trong khoảng thời gian rất dài
Lấy ví dụ như game mobile Phong Ma, đây là tựa game ra mắt vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, tính đến này đã gần tròn 2 năm. Phong Ma có thể được đánh giá là tựa game sở hữu cộng đồng yêu thích thể loại hành động “chặt chém” lớn mạnh tại Việt Nam. Rất nhiều sự kiện hướng vào cộng đồng được tổ chức, gần đây nhất là chuỗi sự kiện kỉ niệm sinh nhật tròn 2 năm tuổi của game, chính điều đó đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng nên cộng đồng gắn kết này.
Các sự kiện được tổ chức thường xuyên đã giúp xây dựng nên cộng đồng gắn kết trong Phong Ma
Hay như ở thể loại game mobile dành cho nhiều lứa tuổi (casual), iGà cũng là một ví dụ điển hình khi rất biết cách sáng tạo trong việc khuấy động cộng đồng. Sự kiện offline vừa diễn ra tại nhà thi đấu Đại Học Bách Khoa thu hút gần 300 game thủ ở Hà Nội đến tham dự, người chơi không chỉ đơn thuần đến “xem” 1 buổi offline, mà còn phải “vận động” rất nhiều. Và chắc chắn, các game thủ sẽ không thể nào quên buổi offline cực sáng tạo này.
Mà iGà hiện tại đã “sống sót” trên 3 năm rồi đó!
iGà hiện tại đã “sống sót” trên 3 năm rồi đó!
Nhà phát hành chăm lo
Lẽ dĩ nhiên, không phải chỉ bởi cộng đồng phát triển mạnh, nhiều người chơi mà một tựa game có thể “sống sót”. Điều gì cũng phải đến từ 2 phía và ở đây, các nhà phát hành game chăm lo cho tựa game của mình chính là phía còn lại.
Minh chứng rõ nhất cho việc nhà phát hành có chăm lo cho game hay không chính là ở những bản cập nhật, sự kiện được tổ chức, tương tác trên fanpage và đặc biệt là việc hỗ trợ người chơi khi gặp sự cố.
Đặc biệt là việc hỗ trợ người chơi khi gặp sự cố
Cũng lấy ví dụ về Phong Ma, trên trang fanpage: Fb.com/PhongMa, bạn có thể dễ dàng thấy các sự kiện ingame được tổ chức thường xuyên, đội ngũ admin cũng trả lời từ comment đến inbox rất nhiệt tình, thông báo bảo trì hay sửa lỗi game cũng được cập nhật nhanh chóng đến game thủ. Tuy chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, nhưng cũng có thể minh họa rõ ràng cho việc: Nhà phát hành không bỏ game thủ thì game thủ cũng sẽ không bỏ nhà phát hành.
Nhà phát hành không bỏ game thủ thì game thủ cũng sẽ không bỏ nhà phát hành
Kết
“Sống sót” 8 tháng, 9 tháng hay 1 năm đã khó, game mobile trụ được trên 2 năm lại càng khó hơn. Chính vì vậy, nếu bạn định tham gia vào một tựa game “cao tuổi” thì cũng đừng lăn tăn mà hãy an tâm để chơi nó!
Thông tin chia sẻ của NPH Game với 2Game
Bình luận