Dấu chấm hết cho game không có giấy phép phát hành tại Việt Nam?

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh toán và pháp luật chuyên ngành.

Có thể nói, ngành công nghiệp game là ngành ăn nên làm ra nhất trong vài năm gần đây. Với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, lớn mạnh từng ngày, lợi thế về dân số trẻ, dễ dàng thích nghi và tiếp nhận làn sóng công nghệ mới, Việt Nam chính là “đại lộ giao thương” của các công ty phát hành Game hàng đầu trên thế giới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Bắc Mỹ. Chính vì vậy mà việc phát hành ồ ạt các loại game, cũng như các thị trường game của nước khác đổ bộ vào Việt Nam không thông qua các đại diện phát hành pháp lý nào khiến cho doanh thu về ngành game thất thoát ra thị trường nước ngoài là rất lớn.

Gỡ bỏ hơn 40 game lậu

Theo số liệu thống kê năm 2022, hơn 500 triệu USD là doanh thu ước tính trong ngành công nghiệp game tại Việt Nam thì game không có giấy phép phát hành chiếm 30% (chủ yếu cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam qua Google Play và Apple Store).

Chính vì chưa có các biện pháp thắt chặt về vấn đề phát hành và thanh toán cho nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh toán và pháp luật chuyên ngành có liên quan khi kết nối và thanh toán cho dịch vụ game. Đồng thời, bộ cũng khẳng định sẽ phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm nếu đơn vị trung gian thanh toán tiếp tục thanh toán cho game không phép theo hướng: chặn kết nối và thanh toán với các game ko có giấy phép phát hành tại Việt Nam.

  1. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp ngăn chặn, không cho các đơn vị trung gian này được thanh toán cho game.
  2. Đề nghị Apple, Google không hợp tác với đơn vị trung gian thanh toán để thanh toán cho game trên hai kho ứng dụng này.
  3. Đề nghị các nhà mạng ngăn chặn đường truyền truy cập tới các cổng trung gian thanh toán không phép, chặn đường truyền truy cập tới các website/ứng dụng cung cấp game vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chặn dòng tiền thanh toán, quyết liệt ‘cầm cửa’ các game lậu xấu độc

Ông Lê Quang Tự Do, cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết trong quá trình thúc đẩy phát triển game đã xảy ra sự chênh lệch các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Tại sao doanh nghiệp game nước ngoài làm được điều đó? Là vì các kênh thanh toán cho game không phép đều có thanh toán thông qua kênh thanh toán trung gian… Một bên quá nhiều lợi thế, một bên chịu nhiều quy định ràng buộc, cuộc chơi chắc chắn không công bằng, Nhà nước cũng thất thu rất lớn về thuế” – ông Do đánh giá.

Hiện có hơn 220 doanh nghiệp kinh doanh game được cấp giấy phép ở Việt Nam, số doanh nghiệp còn thực sự hoạt động, cung cấp game ra thị trường chỉ còn 30 đơn vị, còn lại thoi thóp hết vì không thể cạnh tranh với game nước ngoài” – ông Do cho hay.

Trong buổi Vietnam Gameverse 2023 – Ngày hội Game Việt Nam 2023, Ông Lê Quang Tự Do cũng đã có những phát biểu:” Hy vọng trong 5 năm tới, năm nào cũng có sự kiện kèm chuỗi hội thảo, “Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp game chưa có sự liên kết để đồng hành cùng nhau trong thời gian qua. Việc không đi cùng nhau khiến doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của nhau, dẫn đến thực trạng người Việt Nam chơi game nước ngoài trong khi doanh nghiệp Việt lại có nhiều người nước ngoài chơi”.

Từ năm 2019 đến nay, cùng với việc dừng hoạt động 543 trang web có dấu hiệu cung cấp các game không phép, game cờ bạc đổi thưởng: Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã yêu cầu Google, Apple gỡ bỏ gần 400 game cờ bạc đổi thưởng, bạo lực và game không phép. Song đây mới chỉ là một trong các biện pháp ngăn chặn game lậu. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc được tình trạng này và để thúc đẩy thị trường game tại Việt Nam phát triển lành mạnh thì các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp cần cùng chung tay làm, theo đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet