Con đường để trở thành game thủ chuyên nghiệp không màu hồng như bạn nghĩ đâu!

Khi chúng ta ngồi đây nói về eSports thì hầu hết mọi người thường nghĩ đây là “vùng đất” mà ai cũng có thể tham gia “thi đấu” nếu như họ cố gắng hết mình.

Cách suy nghĩ đó có phần đúng bởi trong eSports bất kỳ ai cũng có thể click chuột và gõ bàn phím để chơi. Có rất nhiều môn game Thể thao điện tử thông dụng hiện nay như dòng FPS, RTS, MOBA, Battle Royale, game đối kháng…v…v…

Phải thừa nhận rằng eSports ngày nay đang rất ổn định và các bên tổ chức giải đấu đang hoạt động hết công suất của mình. Họ mong muốn không có rào cản ngăn chặn các tuyển thủ, miễn là bạn chơi giỏi, bạn sẽ tìm thấy mình ở đỉnh cao của “sàn đấu”. Nhưng có rất nhiều thứ bạn phải hy sinh, cũng như sự cần cù để trở thành một tuyển thủ eSports chuyên nghiệp. Nói chung mọi thứ đều có cái giá của nó, quan trọng là bạn có nhận ra khi đặt chân đến hay không mà thôi!

de3e6621-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-1.jpg (1200×800)

Để hiểu rõ những gì đang nói ở trên, chúng ta sẽ bắt đầu giải thích một ngày tập luyện bình thường của 1 game thủ chuyên nghiệp. Nó còn tùy thuộc vào từng game, từng giải đấu, nhưng nhìn chung số giờ tập luyện từ 6 đến 12 tiếng một ngày, và 5~6 ngày liên tục trong tuần. Tùy vào mỗi môn eSports, một tuyển thủ chuyên nghiệp có thể tập luyện từ 9 đến 12 tháng một năm để thành danh.

Và thứ đau đầu và khó chịu hơn không phải chỉ có chơi game hay leo hạng đơn thuần mà là việc xem lại các trận đấu, cách giao tiếp, phân tích chiến thuật, giải quyết những xung đột cá nhân, tìm kiếm động lực và cố vượt qua sự mệt mỏi bủa vây. Mọi người đều có sức chịu đựng riêng để tham gia một hoạt động duy nhất trong một thời gian dài. Nếu bạn tham gia nó quá lâu, bạn dễ cảm thấy ngán ngẩm và không muốn tập luyện. 

Danh vọng và tiền thưởng luôn những thứ khiến game thủ theo đuổi eSports

Rồi chúng ta nói đến cái giá phải trả. Với 6~12 tiếng tập luyện một ngày và 8 tiếng ngủ, bạn có rất ít thời gian cho bất kỳ việc nào khác. Ngoài ra tuyển thủ chuyên nghiệp còn có những ràng buộc với các bên tài trợ, với đội hoặc stream. Chúng ta vẫn chưa bao gồm thời gian cần thiết cho các trận đấu chính thức. Rồi thời gian di chuyển liên tục sẽ gián đoạn đồng hồ sinh học của mình. Khi bạn di chuyển, bạn dễ dàng bệnh hơn, giấc ngủ của bản thân tồi tệ hơn. Riêng với các tuyển thủ, mọi thứ trở nên căng thẳng ở các giải đấu LAN, offline vì đó là nơi mọi người muốn được tỏa sáng.

c2992e7b-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-2.jpg (1179×714)

Ngoài ra khi chúng ta nói về esports, chúng ta thường nghĩ về những game thủ trẻ. Các tuyển thủ trẻ tiếp thu nhanh hơn và không vướng bận nhiều. Đó là lý do chúng ta thấy những tài năng trẻ liên tục xuất hiện. Vấn đề ở chỗ, nó đều có cái giá mà không ai giải thích ngay từ đầu cho họ hiểu. Bởi khi một người trẻ tuổi làm những việc này để trở nên tốt hơn, họ đã phải hy sinh. Họ mất cơ hội đi học hoặc giao tiếp xã hội.

Đó là lý do chúng ta thấy nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp ngại ngùng hay sợ đám đông. Trong khi mọi người sống một cuộc sống bình thường, họ tập trung để trở thành game thủ giỏi nhất. Việc cân bằng mối quan hệ trở nên khó hơn khi họ không có đủ kinh nghiệm để cân bằng cuộc sống với công việc của mình, cho nên các game thủ thường tập trung vào một thứ quá nhiều.

Và sau ánh hào quang…

b2308da4-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-3.jpg (800×470)

Nếu làm tất cả những điều trên vẫn chưa chắc bạn sẽ thành công thì đây là những gì xảy ra với Shawn “witmer” Taylor. Witmer là tuyển thủ CS:GO Bắc Mỹ chuyên nghiệp, nhưng anh vừa thông báo treo chuột nghỉ thi đấu. Trên trang cá nhân của mình anh mô tả tình yêu của mình với game và nó đã dạy anh những gì, nhưng cùng đó là những nỗi đau anh phải trải qua, đặc biệt là khi anh chưa bao giờ thành công như mình hy vọng thời mới dấn thân vào. Cuối cùng anh hiểu rằng cuộc sống không chỉ là thi đấu và anh muốn chuyển mình sang làm streamer, bình luận viên hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp.

9c95658d-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-4.jpg (650×400)

Anh vẫn là một trong những người may mắn vì có vẻ như bản thân đã có kế hoạch để đi từ đâu đến đâu và làm những gì sau khi ngừng thi đấu chuyên nghiệp. Với những game thủ đến từ các tựa game nhỏ hơn, quyết định này trở nên khó khăn hơn mà cụ thể đó là câu chuyện buồn của Park “Rain” Seo Yong trong bộ môn Starcraft 2. Tuy không quá nổi danh và từng có sự nghiệp từ 2010~2012 rồi đặt chân vào đến vòng chung kết GSL Finals 2010. Ngay sau đó, anh nghỉ hưu và 6 năm sau, anh ngồi thẫn thờ viết về cuộc sống của mình đầy buồn tủi:

 

“Tất cả những cậu nhóc Hàn Quốc tôi gặp ở đây đều trẻ hơn tôi, và đa số đã hoàn tất nghĩa vụ quân sự. Điều đó khiến cho tôi tự hỏi bản thân rằng mình đã làm được gì cho cuộc sống. Vâng. Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian khi cố thử những thứ mới và để xem tôi có thể làm tốt không.

8455b1c8-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-5.jpg (750×500)

Tôi từng thử việc tại World Cyber Games trong 6 tháng và tôi nhận ra làm việc cho một công ty Hàn Quốc không phải là thứ tôi muốn, tôi từng muốn trở thành tuyển thủ Liên Minh ngay sau mình nghỉ hưu, và điều đó cũng không thành công. Tôi từng nghỉ một kỳ học để trở thành tuyển thủ poker chuyên nghiệp. Nhưng có lẽ tôi nên nhận ra rằng mình không còn đủ trẻ để mạo hiểm với cuộc sống nữa rồi!”.

Rain đã cho chúng ta cái nhìn chân thật về con đường lên chuyên của 1 tuyển thủ là phải đánh đổi như nào. Bởi khi di chuyển đến Mỹ sau giai đoạn nghỉ thi đấu chuyên nghiệp, anh cũng là người chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ làm gì tiếp sau đó. Anh vào được trường đại học Illinois tại Urbana Champagne và đang học để trở thành lập trình viên. Nhưng hiện tại sau nhiều năm anh vẫn bị sự nghiệp Starcraft 2 đeo bám trong trí óc anh. Anh cảm thấy thấy mình vẫn chọn học đại và giờ đây đang chật vật tìm động lực và lý do để tiếp tục cuộc sống. 

9954fb2f-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-6.jpg (920×518)

Ngay cả khi bạn lên đến đỉnh cao của danh vọng của sự nghiệp thì bạn vẫn có thể không hài lòng với thành quả đó. Đó lại là một câu chuyện khác của Lee “crown” min-ho là mid lane chính của đội KSV eSports Hàn Quốc, đội tuyển từng thắng Chung kết thế giới 2017 ở bộ môn LMHT.

 

“Phải thành thật rằng sau Chung kết thế giới LMHT, tôi từng nghĩ đến việc nghỉ hưu bởi vì tôi không hài lòng với màn trình diễn của mình. Dù thắng…phải nói sao nhỉ…tôi cảm thấy mình không xứng đáng với nó? Tôi cảm thấy mình không thắng bằng kỹ năng của mình. Đội tôi đã thắng, nhưng tôi đã thua. Tôi không biết phải miêu tả thế nào, và phải nói thật rằng tôi không biết điều gì đã khiến tôi nghĩ như thế. Cảm giác đội đã thắng trận đấu dùm tôi”.

Tiếp đến là câu chuyện của Jaedong – một trong những tuyển thủ thành công và nổi tiếng nhất trong bất kỳ game gì vậy mà anh cũng phải trả giá cho lựa chọn đam mê của mình. Lần này là vấn đề thể chất. Cụ thể sau chuỗi thời gian thi đấu chuyên nghiệp kéo dài, hiện tại cơ thể anh đã không chịu nổi. Các bác sĩ khuyên anh nên nghỉ ngơi, tránh làm nặng thêm tổn thương cổ tay nếu không sẽ không thể chữa được. Nhưng anh không thể vì anh là người không dễ dàng bỏ cuộc và anh sẽ chịu tổn thương trước khi chịu khuất phục trước số phận. Những tuyển thủ thành công nhất mọi thời đại vẫn phải trả giá, dù đó về mặt cảm xúc như Crown hay thể chất như Jaedong.

eb815996-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-7.jpg (1200×800)

Còn tại Việt Nam, câu chuyện sau ánh hào quang của rất nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp ở các bộ môn như DotA, DotA 2, LMHT,…cũng là thứ góp phần không nhỏ cho các bạn trẻ suy nghĩ kĩ trước khi tiến thân vào sự nghiệp “chơi game kiếm tiền và trở thành ngôi sao” của mình. Tuy nhiên không hẳn con đường game thủ chuyên nghiệp nào cũng đi đến cái kết không có hậu cả, đơn cử với QTV sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình ở bộ môn LMHT thì anh đã sống khỏe, sống rảnh hơn với đam mê chơi game và cuộc sống xung quanh. Hiện tại anh đã có 1 cô vợ xinh đẹp có cùng đam mê sở thích game giống mình, song song là rất nhiều thứ công việc hằng ngày giúp anh hái ra tiền. Đây quả là tấm gương sáng để nhiều bạn trẻ suy tính kĩ trước và sau khi quyết định giải nghệ con đường game thủ chuyên nghiệp.

 

“Nếu như bạn có tài chính lớn thì có thể mở những cái liên quan tới game để vừa sống với đam mê vừa kinh doanh. Còn với những bạn bình thường thì nên suy nghĩ kĩ, bởi nói thật nó không có tương lai đâu, với lại tuổi đời game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam mình lại rất… ngắn ngủi nữa!”.

Do đó trước khi bắt đầu hành trình trở thành game thủ chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rằng sẽ có sự hy sinh. Rằng bạn sẽ trả giá bằng những cơ hội khác trong cuộc sống và trong công việc. Nghề này không dành cho những ai không đủ can đảm – Daigo Umehara, game thủ số 1 Nhật Bản từng nói trong cuốn sách Động lực chiến thắng của mình:

 

“Tôi không muốn những game thủ tương lai bị danh vọng, địa vị và tiền thưởng làm lóa mắt bản thân. Với mọi câu chuyện thành công mà chúng ta nghe, có hàng trăm giấc mơ khác đã tan vỡ. Nhưng ngay cả trong những thất bại đó, dù là thua song giải đấu đó, trải nghiệm đó, những khoảnh khắc đó đều có ý nghĩa. 420a58ed-2game-game-thu-chuyen-nghiep-va-mau-den-toi-anh-8.png (622×300)

Quyết định tham gia thi đấu chuyên nghiệp sẽ thay đổi chúng ta theo những cách mà bản thân không thể hiểu được và có thể quyết định đó sẽ khiến bạn mỉm cười hoặc có thể là hối hận lớn nhất của cuộc đời bạn. Đây là cái giá để trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp, nó yêu cầu rất nhiều thứ từ bạn nhưng lại không đảm bảo cho mình cái gì”.

(Tổng hợp và lược dịch)

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet