Đã đến lúc việc ăn theo các game nổi tiếng phải chấm dứt ở Việt Nam?

Đọc giả Viết – Trong thời gian vừa qua, một số tựa game online đang phát hành trên thị trường đã buộc phải đổi tên nhằm tránh việc vi phạm bản quyền. Tuy nhiên những trường hợp mượn danh và dựa hơi vừa xảy ra chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” tại làng game Việt hiện nay.

Khi khách hàng quá dễ tính…

Game thủ Việt thường bị đánh giá là những khách hàng khá dễ tính trong cách lựa chọn và trải nghiệm sản phẩm. Thói quen lựa chọn các sản phẩm thiếu chu đáo (hầu hết chỉ cần biết nó là kiếm hiệp hay tiên hiệp, nhập vai hay thẻ bài hoặc có auto hay không…) vô hình chung khiến nhiều người bị động, thậm chí là lười tìm hiểu trò chơi trước khi ra mắt.

Cũng không thể trách được game thủ bởi giữa một rừng ma trận thông tin hiện nay, chúng ta dễ nhầm lẫn bởi những thông tin được đưa ra khi sắp phát hành một tựa game mới. Với hàng chục tựa game được ra mắt mỗi ngày, ít người có thể có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp trò chơi thông tại phiên bản nước ngoài.

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_6(2).jpg (550×366)

Song nói đi cũng phải nói lại, chính bản thân một số trang tin game tại Việt Nam hiện nay thường đăng tải những bài thông cáo báo chí/PR do NPH Game gửi qua một cách vô tội vạ mà không có sự kiểm chứng nhất định về nguồn gốc của sản phẩm. Do đó người đọc dễ bị cuốn vào những luồng thông tin được định hướng, mất đi khả năng nhận định về các sản phẩm game online sắp ra mắt.

Và nhà phát hành được thể làm tới?

Trước sự dễ tính của khách hàng, lẫn sự cả tin từ phía đối tác, nên không hiếm trường hợp các NPH Game vẫn áp dụng cách vận hành “treo đầu dê bán thịt chó” khiến game thủ nhầm lẫn loạn cả lên. Cho nên đứng trên danh nghĩa là một khách hàng – người sử dụng sản phẩm, game thủ đáng lẽ được hưởng những giá trị thật mà trò chơi mang đến. Thế nhưng thực tế thường ngược lại, một số đơn vị phát hành game lại chọn việc lừa đối khách hàng bằng cách tung những thông tin hỏa mù, sử dụng tên gọi ăn theo các game/phim ảnh nổi tiếng khác để lôi kéo người chơi, nhằm che đậy những điểm yếu trong nội tại gameplay của sản phẩm. Chỉ đến khi trực tiếp trải nghiệm, nhiều người mới nhận ra sự khác biệt quá lớn  so với các phiên bản gốc từ thị trường nước ngoài.

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_1.jpg (800×403)

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_5.jpg (827×341)

Trên thực tế cách vận hành “mượn danh” tên gọi các game/phim ảnh nổi tiếng đã không còn quá xa lạ tại làng game Việt. Những cái tên như Hoa Thiên Cốt, Cửu Âm Chân Kinh, Ngạo Kiếm, Võ Lâm Truyền Kỳ,…v…v…cứ thế lần lượt ra đời trong khi sản phẩm chính chủ còn chưa được chính thức phát hành tại thị trường trong nước. Nhiều NPH còn thậm chí núp bóng trên danh nghĩa big update tiện tay đổi luôn tên của sản phẩm của mình nhằm ăn theo những cái tên đang “hot” hiện nay. 

Đã đến lúc phải chấm dứt việc vi phạm?

Lấy ví dụ hồi tháng 8/2015 vừa qua, game mobile Tiểu Sư Muội của NPH Gamota sau khi update đã đổi toàn bộ tên gọi, tên miền, link tải thành Chinh Đồ Mobile dù nội dung thực tế không hề liên quan. Sự việc chỉ lên đến cao trào khi Soha Game – đơn vị sở hửu bản quyền Chinh Đồ Mobile từ NSX Giant Interactive có công văn gửi hai đơn vị Gamota và VTC Intecom yêu cầu gỡ bỏ tất cả nội dung liên quan đến việc quảng cáo, giới thiệu, cung cấp sản phẩm dịch vụ… từ Chinh Đồ Mobile. 

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_3.jpg (721×381)

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_2.jpg (699×539)

Hay gần đây nhất tựa game Hoa Thiên Cốt Mobile do VTC Mobile (có tên gốc Thiên Kiếm Tiểu Sư Muội) đã âm thầm bị gỡ bỏ trên cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, đồng thời được thay thế bằng một bộ cài mới có tên gọi Ma Kiếm Chi Vương.

Một chuyên gia trong ngành nhận định: “Đây có thể là động thái khôn ngoan của VTC Mobile nhằm tránh những vấn đề bản quyền khi Hoa Thiên Cốt Mobile chính chủ sắp ra mắt trong thời gian tới bởi ông lớn VNG!“.

2game_chuyen_dua_hoi_game_noi_tieng_trong_lang_game_viet_4.jpg (800×450)

Có thể thấy việc sử dụng tên gọi trò chơi ăn theo các sản phẩm nổi tiếng khác đã xảy ra như cơm bữa tại làng game Việt, khiến nhiều người phát ngán. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh và doanh thu của những đơn vị trực tiếp mua các sản phẩm có bản quyền mà người thiệt hại nhiều nhất chính là game thủ khi họ không biết được chính xác đâu là sản phẩm mình cần.

Hy vọng những sự việc liên quan đến bản quyền tên gọi sản phẩm vừa qua sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đến các đơn vị phát hành game tại Việt Nam nên chăng có sự thay đổi, thay vì sử dụng những chiêu trò PR/Marketing “rẻ tiền” hãy tập trung đánh vào những ưu điểm của trò chơi để gây tò mò cho game thủ.

* Bài viết thể hiện quan điểm của đọc giả 2Game

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet