Chọn chuột chơi game không hề dễ dàng như nhiều người chơi vẫn tưởng

Chuột máy tính được chia làm 4 loại chính và mỗi loại đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng tùy thuộc vào sở thích và mục đích mà người chơi muốn sử dụng.

Thông thường, khi lựa chọn chuột chơi game, một số người thường có những nhận định hoặc những hiểu biết tạm thời về chuột máy tính, đại loại như: DPI càng lớn càng tốt, chuột quang tốt hơn chuột laser, chuột không dây sẽ “lag” hơn chuột có dây,..Hãy cùng tìm hiểu thực tế sự thật sẽ như thế nào trước những nhận định kể trên.

Chuột quang tốt hơn chuột laze

Đúng. Nhưng thực tế còn phức tạp hơn vậy nữa. Thực sự cảm biến laze và cảm biến quang học rất gần với nhau. Thực tế trong chuột laze, cảm biến không phải là laze thực thụ, nó chỉ dùng tia laze để phát quang mà thôi. Tuy nhiên người ta gọi chuột laze và chuột quang để dễ phân biệt dù chuột quang đó dùng tia hồng ngoại hay thậm chí là đèn LED đỏ với VCSEL (vertical-cavity surface-emitting laser) đều cũng chỉ là đèn LED nhưng có laze. Những cảm biến ấy đều ghi nhận hàng ngàn hình ảnh một giây rồi so sánh với nhau để tính toán phương hướng và khoảng cách đối với mặt phẳng.

Cả cảm biến quang học và cảm biến laze đều dùng CMOS để ghi nhận hình ảnh, dùng các hình ảnh đó để phân tích chuyển động như đã nói ở trên. Cảm biến CMOS có thể thấy trên các máy ảnh smartphone đấy tuy nhiên cách hoạt động của chúng khác rất xa. Vậy tại sao cảm biến quang học lại tốt hơn cảm biến laze?

Điều khác biệt chính là bước sóng của ánh sáng laze khác, khác rất nhiều. Nó có thể đi xuyên qua bề mặt vật thể, cấu trúc, vật liệu, tốt hơn chỉ lướt qua bề mặt như cảm biến quang học. Điều này cũng là điểm yếu khi cảm biến laser “đọc” quá nhiều thông tin thừa. Nếu di chuột laze trên pad cứng thì không sao nhưng khi dùng pad mềm hoặc các bề mặt gồ ghề tốc độ của chuột sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Trên những cảm biến quang học tốt nhất, độ lệch chỉ dưới 1% còn trên các cảm biến laze là 5-6%.

Gia tốc chuột khiến chuột nhanh chậm

Sai hoàn toàn. Gia tốc chuột không phải là cụm từ chính xác cho vấn đề đó. Các chuyên gia sử dụng 2 cụm từ “lỗi độ phân giải vs tốc độ” và “độ chính xác liên quan đến tốc độ và liên quan” (resolution error versus speed” and “speed-related accuracy variance.”). 

Gia tốc chuột là một vấn đề nổi cộm khi nhắc đến chuột chơi game. Khi lướt chuột nhanh trên pad rồi từ từ di chuột về vị trí cũ thì vị trí con trỏ trên màn hình không khớp với vị trí ban đầu chứng tỏ chuột có gia tốc. Điều này rất quan trọng vì độ chính xác của chuột sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác khi di tâm súng trong các tựa game FPS. 

Các chuyên gia khẳng định rằng gia tốc định nghĩa theo cách này không chính xác. Chuyện chuột không thể di chuyển chính xác theo tỉ lệ 1:1 là vì tốc độ di chuyển vật lý của chuột so với con trỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ di chuyển mà thôi. Nếu nói chuột laze có gia tốc sẽ dễ hiểu hơn.

Độ phân giải ở đây không liên quan đến 1080p 4K gì đâu nhá, độ phân giải chuột là lượng thông tin mà chuột có thể “đọc” được khi di chuyển chuột trong một diện tích hay nói cách khác, chuột có thể đọc được bao nhiêu điểm ảnh trên một đơn vị diện tích. 

DPI càng cao càng tốt

Sai. DPI cao chưa chắc đã tốt trên các màn hình độ phân giải hiện nay. Các cảm biến hiện nay chưa được thiết kế để có DPI cao như vậy, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến hiệu năng cảm biến.

Cũng giống như cuộc chiến “megapixel” trên camera smartphone, đo DPI trên chuột chơi game cũng khá vô nghĩa, không phải cứ càng to càng tốt. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm biến chuột chính là cảm biến CMOS mà nó sử dụng.

Để hiểu rõ hơn, bạn cần biết cách cảm biến chuột hoạt động trước đã. Các chuyên gia nói rằng độ phân giải trên chuột khác hẳn độ phân giải camera, nó là cảm biến đơn sắc và thu nhận kích thước từng điểm ảnh chứ không phải số lượng điểm ảnh. Cảm biến có DPI cao hơn không có nghĩa kích thước pixel thu được của nó nhỏ hơn. Cũng chính vì vậy mà DPI cao có thể là một tin xấu.

Bạn không thể tăng được độ chính xác hơn nữa với DPI cao do kích thước pixel thu được chỉ có vậy mà thôi. Nếu làm quá thì sẽ có độ nhiễu, ảnh hưởng tới độ chính xác của chuột. 

Chuột không dây lag hơn có dây

Đúng ở thập kỷ trước. Hiện tại thì tốc độ giữa chuột có dây và chuột không dây thế hệ mới chỉ là vấn đề giá thành mà thôi. Polling rate trung bình mà một chú chuột chơi game phải đạt được để người dùng không cảm thấy lag là 1000MHz. Các chú chuột không dây bình thường chỉ đạt khoảng 500MHz mà thôi. Chính vì thế mà chuột không dây có vẻ lag hơn chuột có dây. Các công nghệ hiện đại như Lightspeed của Logitech giúp chuột có được polling rate đến 1000MHz khiến nó cho cảm giác sử dụng không khác gì chuột có dây cả, hoàn toàn không xảy ra tình trạng giật lag.

Chỉ nên chỉnh độ nhạy chuột ở mức 6 trong Windows

Chỉ đúng cho Windows mà thôi. Các tựa game sẽ có tùy chỉnh khác với trong Windows do chúng là ứng dụng riêng.

Đặt độ nhạy chuột ở mức trung bình trong Windows sẽ cho chuột đạt “tỉ lệ vàng” 1:1 giữa tốc độ di chuyển vật lý và tốc độ con trỏ chuột trên màn hình. Đặt quá cao sẽ khiến chuột di chuyển không ổn định và gây nhiều bất tiện khi sử dụng.

Nhưng đối với một tựa game thì điều này hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi setting ngoài Windows, ít nhất là khi bạn chưa chỉnh độ nhạy chuột trong game.

Đam mê là khi bản thân có đủ độ điên với những gì yêu thích, đi ngược với lẽ thường chỉ để tìm được chính mình.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet