Blade and Soul Việt Nam – Khí Công Sư được xem như sự kết hợp hoàn hảo giữa Võ Sư và Pháp Sư, chính vì lẽ đó mà bộ kĩ năng của Khí Công Sư bao gồm những nét chung của cả 2 hệ phái này, tuy nhiên Khí Công Sư vẫn có những cái riêng để tạo nên điểm nhấn của chính mình. Bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua những kĩ năng Khống chế Boss của Khí Công Sư và cách sử dụng chúng sao cho hợp lí trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.
Các kĩ năng gây Choáng lên Boss
2 kĩ năng gây Choáng lên Boss của Khí Công Sư gồm Băng Quang Chưởng (4) và Chấn Động (3) – Nhánh 1.
Các kĩ năng gây Choáng lên Boss của Khí Công Sư
Như đã nói ở trên, Khí Công Sư có nét chung của cả Võ Sư lẫn Pháp Sư và Băng Quang Chưởng (4) chính là 1 trong những nét chung đó, kĩ năng này khá giống với Phá Thiên Chưởng (3) của Pháp Sư, yêu cầu Khí Công Sư phải ở Thế Nguyên Tố, tác dụng gây Choáng 2 lần lên Boss và cũng có thời gian hồi chiêu 36s như nhau. Dạng gây sát thương mạnh nhất của Khí Công Sư là ở Thế Võ vì vậy khi cần sử dụng Băng Quang Chưởng (4) gây Choáng Boss thì các Khí Công Sư buộc phải chuyển sang Thế Nguyên Tố, một lời khuyên đến từ tác giả cho các bạn mới chơi là nên sử dụng Nhảy Lùi (SS) để chuyển sang Thế Nguyên Tố và sau đó dùng Đổi Thế (Tab) quay về Thế Võ, với cách này chúng ta có thể dễ dàng chuyển qua lại giữa 2 thế cũng như không bị ảnh hưởng tới sát thương quá nhiều.
Băng Quang Chưởng (4)
Khí Công Sư còn 1 kĩ năng nữa gây Choáng lên Boss là Chấn Động (3) – Nhánh 1, vốn đã có Băng Quang Chưởng (4) gây Choáng 2 lần do đó kĩ năng này không thực sự cần thiết phải để nhánh gây Choáng Boss, hơn nữa kĩ năng này chỉ sử dụng được trong Thế Võ nên sự kết hợp giữa Chấn Động (3) – Nhánh 1 và Băng Quang Chưởng (4) khá khó. Cách phối hợp sử dụng kĩ năng này sao cho hợp lí chúng ta sẽ nói đến trong phần sau.
Chấn Động (3) – Nhánh 1
Các kĩ năng gây Hất ngã lên Boss
Khí Công Sư sở hữu tới 3 kĩ năng có thể Hất ngã được Boss là Quét Chân (4), Chấn Động (3) – Nhánh 2 và Băng Phong (3) – Nhánh 2.
Các kĩ năng gây Hất ngã lên Boss của Khí Công Sư
Trong 3 kĩ năng này thì có tới 2 kĩ năng trong Thế Võ là Quét Chân (4) và Chấn Động (3) – Nhánh 2 còn Băng Phong (3) chỉ sử dụng được trong Thế Nguyên Tố. Như đã nói từ trước, Khí Công Sư gây sát thương nhiều nhất là ở Thế Võ, vì vậy việc Hất ngã Boss sẽ trở nên đơn giản hơn khi sử dụng Quét Chân (4) và Chấn Động (3) – Nhánh 2.
Quét Chân (4)
Chấn Động (3) – Nhánh 2
Còn kĩ năng Băng Phong (3) – Nhánh 2 tuy cũng gây Hất ngã nhưng chỉ dùng được ở Thế Nguyên Tố nên việc kết hợp với 2 chiêu thức trong Thế Võ là khá phức tạp và chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Khi cần sử dụng Băng Phong (3) – Nhánh 2, Khí Công Sư có thể chuyển sang Thế Nguyên Tố bằng Nhảy Lùi (SS) và tiếp cận mục tiêu bằng Bước Trái (Q) hoặc Bước Phải (E) để mục tiêu rơi vào tầm bán kính 5m của chiêu thức này.
Băng Phong (3) – Nhánh 2
Các kĩ năng gây Gục ngã lên Boss
Tuy mang những nét giống với Võ Sư nhưng Khí Công Sư lại chỉ sở hữu đúng 1 kĩ năng gây Gục ngã được Boss.
Các kĩ năng gây Gục ngã lên Boss của Khí Công Sư
Giống với cách sử dụng Nhánh 2 Hất ngã, các Khí Công Sư nên sử dụng Nhảy Lùi (SS) kết hợp Bước Trái (Q) hoặc Bước Phải (E) để tiếp cận Boss, sau đó dùng Đổi Thế (Tab) để chuyển về Thế Võ.
Băng Phong (3) – Nhánh 1
Do là hệ phái sở hữu số lượng kĩ năng Q, E, SS nhiều nhất game nên đối với những người mới chơi thì việc kiểm soát những chiêu thức này và cách chuyển đổi thế sẽ trở nên khá khó khăn đồng nghĩa với việc nắm được thời gian hồi chiêu cũng như các kĩ năng Khống chế sẽ rất dễ loạn. Chính vì thế, nếu bạn là những người mới làm quen với Khí Công Sư, tác giả khuyên bạn không nên sử dụng kĩ năng này ở dạng gây Khống chế bất kể là Gục ngã hay Hất ngã, dễ dẫn tới dùng nhầm Khống chế lên Boss khiến Boss rơi vào trạng thái cuồng nộ.
Băng Xoáy (3) – Nhánh 3
Lời kết
Khí Công Sư là 1 hệ phái khá thú vị, sự kết hợp giữa cả hệ phái cận chiến và đánh xa, 1 Khí Công Sư chơi tốt sẽ nắm được cách chuyển đổi qua lại giữa Thế Nguyên Tố và Thế Võ, giúp đồng đội khống chế Boss mà vẫn duy trì được sát thương của mình. Tuy nhiên đối với những người mới chơi thì việc chuyển đổi qua lại và kiểm soát các kĩ năng Khống chế sẽ có phần khó khăn nhưng khi đã thuần thục thì sẽ cảm nhận được sự cơ động đến khó tin của Khí Công Sư.
Bình luận