Thẳng thắn mà nói, ở thời điểm hiện tại các quán net đa phần chỉ tập trung vào làm lợi nhuận thay vì tạo niềm vui cho giới game thủ thực thụ.
Tầm khoảng 6~12 năm về trước, những phong trào chơi game PC từ offline cho tới kết mạng Lan, rồi từ online cho đến các buổi họp mặt ngoài đời bắt đầu nở rộ. Hay những pha hét hò khi nhặt được món đồ xịn, call team trả thù kẻ địch trong game đến cả người ngoài còn phần khích. Còn hiện tại giữa một thị trường game online quá đa dạng về thể loại lẫn số lượng mà các quán net mọc lên dường như chỉ làm một công việc duy nhất của mình đó là: Kiếm tiền.
1/ Thái độ chơi game của game thủ giờ đã thay đổi rất nhiều
Không hiểu tại sao ngày xưa các game thủ lại vui vẻ lạ thường đến thế. Khi các máy đã đầy, mọi người đều cố gắng đứng phía sau xem người khác chơi và đợi cho bằng được đến lượt mình. Thậm chí họ không nói bất cứ điều gì mà chỉ lẳng lặng ở phí sau. Còn nay với những người phải đợi, các game thủ sẵn sàng tìm một địa điểm khác để thỏa mãn nhu cầu chơi game của mình. Với những người đi chơi game, dù chỉ đồng đội mắc lỗi nhỏ, họ liên mồm chửi tục, mặt mày sừng sộ, thậm chí sẵn sàng đập bàn đập phím, quẳng chuột cho bõ tức.
2/ Văn hóa cộng đồng ảo trở nên tồi tệ đi rất nhiều
Ngày xưa người người chỉ biết đến phần mềm chat MIRC hay Yahoo! Messenger và các trò chơi game online đếm trên đầu ngón tay thì nay đã khác. Nào là Facebook, Twitter, Skype, Youtube…nhan nhản những thông tin không kiểm soát trên mạng khiến tâm lí, văn hóa và cả trào lưu mới làm mụ mị đi đầu óc con người.
Đơn cử lứa game thủ trẻ thời trước chỉ toan chơi mấy cái trò xóm, trò làng, hồn nhiên vui vẻ, hòa đồng với nhau. Hay mệt thì vào tiệm net ngồi hóng, đứa có tiền thì chơi vài giờ game giải trí rồi thôi. Còn giờ bọn game thủ mới tí tuổi đầu đã biết bật văn hóa phẩm độc hại mà coi rồi. Chưa kể mấy cái vụ táy máy xài hack, bug game làm ô uế các game thủ chân chính.
3/ Ngày xưa các game thủ ngồi quây quần bên nhau còn ngày nay đa phần là tự kỷ
Chắc hẳn các game thủ vẫn còn nhớ thời học sinh đầy dữ dội bên những người bạn của mình chứ? Vừa được nghỉ học, tất cả chạy đôn chạy tháo ra quán net để yên vị tại một máy tính ưa thích nào đó, thậm chí mọi người còn chẳng để ý xe đạp mình dựng ở đâu, chiếc dép lê có bỏ ngoài cửa hay chưa. Sau đó bọn chúng lập ra một mini team và cùng nhau lên mạng chiến đấu với các game thủ khác hoặc chia đều thành 2 đội cân bằng để quẩy vài ván game và hò hét thỏa thích.
Thời nay thì sao? Mỗi người một tựa game, ai nấy tự lo cho bản thân mình. Liệu còn mấy người ra quán net mà đủ 2 team chiến một tựa %&&&&&% như trước? Thay vào đó là những câu chửi liên tục được tung ra từ cửa miệng lứa tuổi tiểu học cho tới những người trung niên.
4/ Chủ quán net không còn mặn mà với game, quá chú ý đến lợi nhuận
Làm ăn ai chẳng nghĩ đến lợi nhuận! Tuy nhiên ngày xưa các chủ quán net còn cảm nhận được niềm vui đến từ các game thủ chơi trong quán. Thậm chí họ sẵn sàng tham gia vào các ván đấu Half-Life, AOE, Gunbound hay DOTA cùng mọi người.
Đáng tiếc các chủ quán net đang quá lạm dụng tâm lí game thủ bây giờ. Kinh doanh từ phí giờ chơi đã đành, chưa kể đến kinh doanh từng chai nước, đồ ăn, từng bao thuốc lá hay xa xỉ hơn là thu phí các giải đấu, sự kiện. Cũng bởi một phần nền kinh tế đang phát triển mạnh, đồng tiền trượt giá khiến chủ quán net phải đa dạng hóa dần hình thức kinh doanh. Song ngẫm lại mới thấy tiếc cho một thời vui vẻ, thoải mái, tưng bừng đúng chất “chơi game” với mọi người.
5/ Quan hệ giữa game thủ và chủ quán cũng tệ đi rất nhiều
Với những người quen mặt, giữa chủ quán và game thủ luôn có một số tình cảm nhất định, ví dụ như anh với em hoặc con với bác. Khi đó nếu game thủ nào có nghỉ học, trốn học, chủ quán thường hỏi han và đưa cho họ những lời khuyên. Lúc bố mẹ bắt game thủ tại trận, chủ quán thường nói đỡ một chút để hạn chế hình phạt. Thời đấy mọi người chào hỏi nhau thân mật, cảm giác giữa chủ quán và người chơi có quan hệ thân thiết nhất định.
Còn ở thời nay, chủ quán tập trung cố gắng thu về lợi nhuận. Sự liên lạc duy nhất giữa các game thủ và chủ quán đơn giản chỉ là nạp tài khoản hoặc gọi đồ ăn, đồ uống. Cay đắng hơn nữa là khi có biến thì chính các chủ quán net hay người trông net lại lấy điện thoại ra quay clip vị khách của mình và tung lên mạng. Còn với một số quán net quy mô, bề thế thậm chí chủ quán net còn chẳng bao giờ lộ diện.
Bình luận