15 series phim hoạt hình lấy chủ đề siêu anh hùng tuyệt nhất mọi thời đại

Dù hiện tại những bộ phim siêu anh hùng đang tràn ngập tại Hollywood, nhưng điện ảnh không hẳn là nơi chuyển thể tốt nhất cho các nhân vật này.

Điều này dẫn đến sự ra đời của những series hoạt hình tuyệt vời nhất từng được tạo ra, một truyền thống vẫn còn tồn tại đến hiện nay. Tuy trong quá trình phát triển có xuất hiện một vài thất bại – bao gồm bộ hoạt hình hài hước dựa trên những chuyến phiêu lưu của thành viên của nhóm Fantastic Four là The Thing – thì trong giới hoạt hình siêu anh hùng vẫn có nhiều series có chất lượng ngang bằng hoặc vượt trội so với những bản thể người đóng bom tấn của chúng.

Trong khi một vài show trong danh sách hơi lỗi thời so với chuẩn mực hiện đại, ta không thể chối bỏ rằng chúng đã tạo nên những đóng góp đáng kể cho thể loại giải trí siêu anh hùng đang rất phát triển hiện nay.

Xét theo các yếu tố như: chúng hay đến mức nào đối với khán giả hiện đại, độ nổi của chúng ngày xưa, và sự tôn trọng nguyên liệu nguồn của chúng, sau đây là 15 show hoạt hình siêu anh hùng hay nhất.

15. Spider-Man and His Amazing Friends (1981-1983)

2game-16-11-tong-hop-67.jpg (747×374)

Show nói về Spidey cùng đồng đội Iceman từ X-Men và Firestar, một nhân vật mới được tạo riêng cho show. Theo nguyên gốc thì Human Torch của Fantastic Four sẽ góp mặt trong series này, nhưng vì lý do bản quyền nên Firestar được tạo ra để thay thế. Sau đó, Firestar được gia nhập giới truyện tranh như một thành viên của Hellion, New Warrior, Avenger, X-Men và vâng, một đồng minh của Spider-Man.

Dù nó thường chứa những câu chuyện hài hước, ví dụ như cuộc tìm kiếm chú chó mất tích của dì May theo phong cách Scooby Doo, Spider-Man and His Amazing Friends vẫn cho ra những giây phút khá nghiêm túc. Tuy thiếu đi những rắc rối tinh vi như nhiều bộ hoạt hình khác trong danh sách, series này vẫn để lại một phần quan trọng trong lịch sử của Spidey cũng như một dấu ấn trong giới hoạt hình.

14. The Batman (2004-2008)

2game-16-11-tong-hop-68.jpg (747×374)

Trong khi The Batman không giành được thành công như người tiền nhiệm của mình, nó vẫn là một show tuyệt vời vì mục tiêu mang lại làn gió mới với những nhân vật quen thuộc.

Batman kỳ này trông trẻ hơn, và chỉ vừa mang danh hiệu ấy được vài năm khi show bắt đầu. Hầu hết Gotham đều không biết đến anh, còn số ít còn lại cho rằng anh chỉ là một chuyện hoang đường. Việc này mang Batman trở lại những ngày đầu tiên đụng độ các kẻ thù của mình, cũng như cho ta thưởng thức quá trình rèn luyện kỹ năng của anh qua những trận đánh vật vả. Sự vật lộn để duy trì cân bằng giữa hai vai trò hiệp khách và doanh nhân trẻ của mình khiến anh gần gũi hơn với khán giả trẻ tuổi.

Dù thường bị chỉ trích vì những thay đổi (ví dụ như việc Batgirl xuất hiện trước Robin), The Batman đã tìm được cách hòa trộn các câu chuyện thời kỳ Silver Age với hình ảnh hiện đại (tuy không mang tông màu người lớn như trong truyện). Không có Red Hood hay việc giết chết các phụ tá trong show. Vâng, series này chứa rất nhiều chi tiết hài hước, nhưng đây cũng là một show đáng nhớ vì những cảnh hành động của nó.

13. Teenage Mutant Ninja Turtles (1987-1996)

2game-16-11-tong-hop-69.jpg (747×374)

Teenage Mutant Ninja Turtles đã có tuổi đời rất lớn, nhưng không phải vì thế mà ta không màn đến nó. Bài nhạc nền của nó vẫn tồn tại như một biểu tượng và nhiều yếu tố mà nó đóng góp cho dòng canon vẫn còn sống trong thương hiệu này đến tận ngày nay.

Đầu truyện cùng tên vốn là một bản parody của những tập truyện tăm tối của Daredevil. Thấy được tiềm năng cho một thương hiệu, nhưng muốn hạ sự bạo lực xuống nhiều nốt, CBS đã tạo ra một show hoạt hình phù hợp với trẻ và vô tình tạo nên cả một nền văn hóa đại chúng mà chỉ có The Simpsons mới có thể làm đối thủ vào đầu thập niên 90.

Ngoài sự chệch hướng so với phiên bản truyện, Teenage Mutant Ninja Turtles đã mang lại rất nhiều điều cho thương hiệu.Đăc biệt là từ Michelangelo, là một dấu ấn quan trọng trong mắt của fan. Dù bộ phimOut of the Shadows vừa rồi không được tốt thì những chú rùa này vẫn là một cái tên được yêu thích và show này là một phần lớn của sự yêu thích đó.

12. The Incredible Hulk (1996-1997)

2game-16-11-tong-hop-70.jpg (747×373)

Một trong nhiều show chỉ được hưởng duy nhất một mùa, nhưng nó lại là một mùa phim hay! Không tập trung vào vị anh hùng cố vượt qua kẻ thù để trở thành một anh hùng tốt hơn như nhiều chương trình khác, The Incredible Hulk lại là một hướng đi đen tối bất ngờ với nhân vật quen thuộc khi cho thấy sự căm ghét bản thân lên đến tột cùng của Bruce Banner. Dù show thật sự có mặt của những đối thủ kinh điển của Hulk như The Leader, Abomination và, đương nhiên, tướng Thunderbolt Ross, thì kẻ thù chính của Bruce Banner lại chính là Hulk. Nhiều tập phim đã nói về Banner với ý định tiếp tục chạy trốn để không bị bắt cũng như ý định “chia tay” với Hulk mãi mãi.

The Incredible Hulk đã chuyển thể được nhiều yếu tố chủ đạo từ những đầu truyện ngày xưa trong khi cố tránh mang lại tông màu sáng hơn, cho đến mùa hai. Series được tái chế để đưa She-Hulk vào và trở nên vui nhộn hơn. Vẫn giữ yếu tố hành động của season 1, season 2 đã hạ bớt sự căm thù bản thân Banner và anh thường chọn hóa Hulk để giải quyết kẻ thù. Tuy nhiên, tông màu sáng hơn vẫn không cứu được show và nó đã sớm bị hủy bỏ.

11. The Tick (1994-1996)

2game-16-11-tong-hop-71.jpg (747×374)

Tuy The Tick được thiết kế là một bản nhái parody của các show siêu anh hùng, nhưng sự hài hước tục tĩu đầy tươi vui và kịch bản chính xác đã khiến nó, mỉa mai thay, trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu của nền hoạt hình siêu anh hùng. Bề ngoài thì The Tick cũng như những siêu anh hùng bình thường khác với bộ đồ hành hiệp, siêu sức mạnh và khả năng của động vật, nhưng sự ngớ ngẩn của anh lại mang cho anh lợi thế so với những show hoạt hình nghiêm túc hơn của thập niên 90.

Trong khi các điểm mạnh của show là điều giúp nó có mặt trong danh sách này, thì cũng chính chúng là lý do khiến show bị hủy. Những trò đùa vui nhộn rất hợp với tuổi teen và người lớn, nhưng trẻ em lại không thể hiểu được chúng. Như những show khác, sự sống sót của nó phụ thuộc vào lượng sale của dòng đồ chơi ăn theo và những đứa trẻ của thời đó lại thích mua Ninja Rùa, X-Men và Batman hơn.

10. Superman (1996-2000)

2game-16-11-tong-hop-72.jpg (747×374)

Superman gặp nhiều trắc trở khi được trình chiếu vào thời hoàng kim củaBatman: The Animated Series và Justice League, điều đó có nghĩa nó luôn phải đấu tranh để định nghĩa mình. Nhưng khi Batman đi theo hướng đen tối thì Superman lại chọn cho mình con đường sáng sủa. Tuy vẫn chủ yếu khai thác tâm lý nhân vật, show cũng không thiếu những pha hành động khủng trong hầu hết mọi tập.

Show cũng tận dụng triệt để nhiều kẻ thù của Superman. Thay vì đụng độ Lex Luthor trong mỗi tập, chúng ta được thấy Darkseid, Mongo và thậm chí là Doomsday. Nó thậm chí còn có những vai hỗ trợ tuyệt vời của Sup, với sự lồng tiếng hoàn hảo cho các nhân vật từ Jimmy Olsen đến Perry White.

Là một phần của vũ trụ hoạt hình DC của Bruce Timm, show dẫn đến Justice League và nhiều phần cốt truyện từ show này mở đường cho những câu chuyện tuần hoàn của Justice League. Mưu đồ của Lex Luthor, sự trở lại của Doomsday, chúng đều bắt đầu với những chuyến độc hành hoành tráng của Người Đàn Ông Thép.

9. Astroboy (1963-1966)

2game-16-11-tong-hop-73.jpg (747×373)

Vốn được phát sóng trên Fuji TV tại Nhật, Astroboy là một trong những cái tên quan trọng nhất trong danh sách vì đây là bước đầu giới thiệu cho xã hội Tây Phương làm quen với Anime và Manga.

Lấy bối cảnh tại một thế giới mà robot và android không những là chuyện bình thường mà chúng còn xuất hiện ở khắp mọi nơi, Astroboy kể về cuộc phiêu lưu của một người máy hình người, được tạo ra dựa theo hình thể của con trai của nhà sáng chế, Tiến sĩ Tenma. Astroboy không thực sự hòa nhập vào xã hội trong thân phận một cậu bé hay một con robot và những cuộc phiêu lưu của cậu thường xoay quanh sự cố gắn tìm địa vị của mình trong xã hội khi cậu đối đầu với những con robot xấu xa và đôi khi có cả con người.

Đã từng có những dự định tái bản và reboot Astroboy, với một bộ phim CGI bom tấn cách đây vài năm, nhưng họ lại thiếu đi phong cách bất thường cùng những cuộc phiêu lưu đầy hành động của phiên bản gốc.

8. The Super Friends (1973-1986)

2game-16-11-tong-hop-74.jpg (748×374)

Rất ít show có thể vẫn lan toả trong văn hóa đại chúng của Mỹ sau hơn 30 năm như The Super Friends. Thường được nhắc đến trong Family Guy, và vẫn đồ chơi dựa trên các nhân vật vẫn còn được bán, The Super Friendshiện hầu như vẫn nổi tiếng như lúc lần đầu được chiếu trên truyền hình Mỹ.

Một show cho trẻ với kịch bản đơn giản, The Super Friends cũng dần tiến hóa như những đầu truyện mà nó dựa theo. Trong khi các mùa phim những năm 70 chỉ có những cuộc phiêu lưu tàng tàng của Justice League cùng những anh hùng trẻ con như Marvin và Wendy, thì những mùa sau này lại tập trung nhiều hơn vào những trận đối đầu của nhóm Justice với các đối thủ không gian như Darkseid và The Legion of Doom.

Là một trong những show sáng thứ bảy dài tập nhất, The Super Friendstrở thành cầu nối giữa những show ngớ ngẩn của thập niên 70 với các show nghiêm túc, đen tối hơn của Bruce Timm vào thập niên 90.

7. Batman Beyond (1999-2000)

2game-16-11-tong-hop-75.jpg (747×374)

Năm 1986, Frank Miller tạo ra The Dark Knight Returns và giới thiệu một Bruce Wayne lớn tuổi hơn – người đã nghỉ hưu nhiều năm trước, nhưng lại tiếp tục sự nghiệp để đối phó với một làn sóng đe dọa mới. Nó rất nổi tiếng vào thời ấy, và vẫn tiếp tục như thế ở hiện tại, nhưng lại quá bạo lực để có thể chuyển thể thành hoạt hình sáng thứ bảy. Dù vậy, các nhà sản xuất đã thấy được tia sáng và chỉnh sửa cho Bruce Wayne già trở thành một người thầy của một Batman mới. Vị anh hùng này không phải một phụ tá cũ, như Robin hay Batgirl, mà là một anh hùng mới và là người mang danh hiệu của The Batman và cho nó dấu ấn của riêng mình.

Chàng Batman mới, Terry McGuinness, rất khác với tiền bối của anh. Trang bị với một bộ giáp tương lai, và nhiều thiết bị hơn Batman từng có, Terry đúng hơn là một anh hùng dựa trên công nghệ. Công nghệ giúp đỡ anh rất tốt trong một Gotham ở tương lai xa. Kỷ nguyên mới gặp kẻ thù mới, và dù chúng không mang tính biểu tượng như kẻ thù của Batman đầu tiên, nhưng chúng vẫn tạo được đủ mối đe dọa để khiến khán giả ngồi yên trên ghế của mình.

6. Avengers: Earth’s Mightiest Heroes (2010-2013)

2game-16-11-tong-hop-76.jpg (747×373)

Lại một show vững bước ở mùa một nhưng vất vả tại mùa hai. Earth’s Mightiest Heroes ban đầu lặp lại những câu chuyện thời Silver Age của Stan Lee, pha lẫn sự cải thiện để phù hợp với thị hiếu hiện nay. Đội Avengers kinh điển này gồm có Captain America, Iron Man và Thor giữ vai trò trung tâm cùng với Hulk, Black Panther, Hawkeye, Wasp, Ant Man, Vision và nhiều người khác tham gia về sau. Điểm mạnh của show là giới thiệu số lượng lớn các ác nhân Marvel, từ Baron Zemo đến Gravitron. Trong khi các phim Marvel bị chỉ trích vì sự nghèo nàn của ác nhân, thì tại đây họ lại có nhiều đất dụng võ.

Season 1 nói về việc hình thành đội để đối phó với một cuộc vượt ngục lớn, tương tự như đầu truyện New Avengers của Brian Michael Bendis. Mùa này cũng kể về sự thao túng tinh tế của Loki, khi hắn có ý định lật đổ ngai vàng của Odin, dẫn đến những khung cảnh hoành tráng tại Asgard và nhiều nơi khác khắp Cửu Giới.

Hầu hết mùa hai là sự chuyển thể của sự kiện Secret Invasion với sự góp mặt của người Skrull. Nhưng nó không thật sự tốt như mùa 1, đa phần là vì đội dần dần rạn nứt. Tuy mùa 2 lấy lại được chất lượng ở những tập cuối, nhưng điều đó vẫn không đủ để bật đèn xanh cho mùa 3.

5. Young Justice (2010-2013)

2game-16-11-tong-hop-77.jpg (748×374)

Young Justice có thể được xem là series kinh điển thời hiện đại. Lấy bối cảnh ở một vũ trụ khác với hoạt hình quen thuộc của Bruce Timm, Young Justice xoay quanh một dàn anh hùng trẻ hơn và những câu chuyện trưởng thành hơn. Sự bỏ rơi, căng thẳng hậu chấn thương, ngược đãi thực lực và thậm chí là cái chết của đồng đội trẻ đều là những vấn đề được nói đến trong show.

Superboy, Miss Martian, Aqualad, Kid Flash, Artemis, Robin và nhiều nhân vật khác đều có những khoảnh khắc tỏa sáng của họ cũng như trưởng thành và phát triển khi họ đối diện với vị trí của mình trong thế giới và với việc trở thành thế hệ anh hùng tiếp theo, tiếp bước của Justice League.

Young Justice bị hủy bỏ sau mùa 2, với nhiều người phàn nàn rằng họ sẽ không bao giờ được biết cái kết của cốt truyện Warworld hay câu chuyện của tổ chức The Light và kế hoạch thống trị thế giới của họ. Tuy nhiên, nhờ vào nhiều đơn thỉnh cầu từ fan cũng như các nhóm kêu gọi trên Facebook, mùa ba của show đã được xác nhận vào ngày 7.11 vừa qua.

4. Justice League/ Justice League Unlimited (2001-2006)

2game-16-11-tong-hop-78.jpg (747×374)

Với việc giới thiệu cả Batman và Superman trong những bộ hoạt hình riêng biệt, bước logic kế tiếp hiển nhiên là kết hợp họ lại cùng những thành viên khác của Justice League trong một series đầy tham vọng.

Justice League, và series tiếp nối Justice League Unlimited, khai phá những câu chuyện rộng lớn hơn trong vũ trụ DC theo một hướng chưa hề thấy. Chứa đựng một vài cốt truyện bê thẳng từ truyện tranh cũng như một vài nguyên liệu hoàn toàn tươi mới, Bruce Timm và đội ngũ sáng tác đã tạo ra một bức tranh hoàn thiện của hành động, hài hước và phiêu lưu ở mức độ hoành tráng.

Khi show gốc được tiếp nối bởi Justice League Unlimited, nó không chỉ mang đến cho khán giả những trận đấu khốc liệt ở khắp vũ trụ DC, mà nó còn đặt nên câu hỏi về vai trò của một đội siêu anh hùng toàn năng. Liệu họ là anh hùng của thế giới? Hay họ chỉ đang trên đà trở thành những kẻ độc tài thương người? Đây không chỉ là một trong những bộ phim hoạt hình hay nhất, mà nó còn là một trong những câu chuyện về Justice League tuyệt nhất.

3. Spider-Man (1994-1996)

2game-16-11-tong-hop-79.jpg (747×374)

Spider-Man là một bất ngờ. Đi sau những siêu phẩm Batman: The Animated Series và X-Men, tuy thế mà Spider-Man lại gây dựng được cả một fandom trung thành.

Trong vài mùa đầu, show đa phần xoay quanh thời kỳ Silver Age trong khi vẫn đưa vào những nhân vật của thập niên 90 như Venom và Carnage. Fan truyện tranh lâu năm thường than phiền rằng dòng tiếp diễn của truyện tranh đã bị hòa trọn vào show quá xa, nhưng nhịp tổng thể của series vẫn là sự hòa trộn quen thuộc giữa hành động và sự hài hước, điều mà đã luôn gắn với nhân vật này.

Như những đầu truyện Spidey những năm 90, series hoạt hình bắt đầu lạc lối sau khi giới thiệu những cốt truyện dài dòng và phức tạp liên quan đến nhiều plot twist. Việc giảm kinh phí ở những mùa sau buộc show phải lấy lại những phân cảnh hành động ở các mùa trước, báo hiệu sự kết thúc đã đến dần. Tuy nhiên, show đã thành công trong việc kéo thêm một thế hệ fan mới cho nhân vật Spider-Man.

2. X-Men (1992-1997)

2game-16-11-tong-hop-80.jpg (747×374)

Tuy mảng hình ảnh đã lỗi thời so với tiêu chuẩn hiện tại, X-Men đã bám rất sát với hình ảnh của những đầu truyện thập niên 90. Ngoài ra, show còn thành công trong việc khắc họa nên nhiều cốt truyện khác nhau cũng như sự mơ hồ đức hạnh của các nhân vật như Magneto và nổi giày vò nội tâm của Wolverine một cách hoàn hảo.

Dù show chủ yếu xoay quanh những nhân vật nổi trội vào thời điểm đó, nó cũng mang đến những vai cameo từ hầu như mọi anh hùng và ác nhân lớn trong lịch sử của đầu truyện cùng tên. Những tập đầu tiên xoay quanh Magneto và The Sentinels đã làm tốt vai trò thiết lập nhân dạng băng nhóm ngoài vòng pháp luật cho đội của Magneto, và tránh được sự phức tạp từ những bộ luật truyện tranh những năm 90.

Trong khi một vài mùa là những sự tiếp nối dài tập, thường liên quan đến kế hoạch của Apocalypse hay Sinister, thì một số tập phim lại đứng độc lập, kể về những nhân vật độc lập khi họ đối mặt với những bi kịch quá khứ của mình. Dù đã qua thời kỳ hoàng kim năm 90, X-Men đóng vai trò là một lời nhắc nhở rằng thương hiệu này đã từng là đầu truyện bán chạy nhất thế giới, và rằng nó có thể lặp lại như thế.

1. Batman: The Animated Series (1992-1995)

2game-16-11-tong-hop-81.jpg (747×374)

Thật sự không thể có “số 1” khác được. Batman: The Animated Series của Bruce Timm là một tấm gương cho sự đúng đắn khi nói về chuyển thể những thương hiệu truyện tranh. Mượn một số chi tiết từ các phim Batman của Tim Burton và từ các tập truyện Batman thời Silver Age,Batman: The Animated Series vẫn không bị phai màu theo thời gian. Với nhiều người, show này đã tái định nghĩa nhân vật và tính mỹ học nhiều hơn bất kỳ đầu truyện nào.

Dù đã có nhiều diễn viên lồng tiến cho Batman, những Kevin Conroy vẫn là tiếng nói được yếu thích bởi hầu hết mọi fan. Nhiều người thậm chí còn cho rằng sự trình diễn của Conroy hay hơn cả Bale hoặc Kaeton. Tuy nhiên, sẽ không có Batman nếu thiếu đi Joker và phiên bản Joker của mark Hamill đứng ngang hàng với Nicholson và Ledger với danh hiệu một trong những phiên bản tuyệt nhất của nhân vật.

Tuy show chuyển thể kịch bản thẳng từ truyện tranh, nhưng nó cũng cung cấp một chi tiết mới mà mảng truyện tranh không thực hiện là kết nạp phụ tá của Joker, Harley Quinn – một trong những nhân vật nổi tiếng nhất DC hiện tại.

Mình tên là Hoàng Văn Thành. Năm nay 23 tuổi hiện đang độc thân. Mình rất thích chơi thử các tựa game như Moba, game Sinh Tồn...để tìm hiểu về chúng. Mình khá nghiêm túc trong công việc nhưng cũng thích sụ vui vẻ.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet