Theo lẻ thường, một bộ phim sẽ mất rất lâu để sản xuất. Sản xuất, quay phim và hậu kì có khi sẽ mất vài năm để hoàn tất. Bên cạnh đó, quá trình phát triển – bao gồm những việc như viết kịch bản, thuê đội ngũ sản xuất, chọn diễn viên và tìm nhà tài trợ có khi sẽ kéo dài vài… chục năm.
Những dự án-ý tưởng đó nhiều năm rồng rã cứ liên tục được nhặt lên rồi bị ném xuống và nằm trơ ra đó, đây được gọi là Development Hell-luyện ngục phát triển, hiểu nôm na là bị “ngâm giấm”. Đôi khi câu truyện về quá trình phát triển chật vật của một bộ phim cũng thú vị không kém gì nội dung của chính bộ phim đó.
Sau đây chúng ta hãy cùng nhau điểm qua 15 bộ phim đã may mắn thoát khỏi kiếp “ngâm giấm”, một số thành công rực rở và một số cũng thất bại nặng nề.
15. Chicago
Chuyển thể từ vở nhạc kịch Achorus Line vào năm 1975 bởi đạo diễn Bob Fosse, vài năm sau đó ông lên ý tưởng thực hiện phiên bản phim điện ảnh với cái tên Chicago. Ban đầu ông đã chọn Liza Minnelli, Goldie Hawn và Frank Sinatra làm dàn diễn viên chính để rồi sau đó dự án này lại đình trệ trong tầm 20 năm.
Đến năm 1996, thoogn tin về Chicago tái khởi động đã gây xôn xao, vì vốn ý tưởng phim và chất âm nhạc của nó được rất nhiều sự chú ý. Miramax lấy bản quyền làm phim và chọn Goldie Hawn và Madonna vào vai cặp nữ sát thủ Roxie và Velma. Nhưng rồi phim lại tiếp tục bị “ngâm giấm” để lần lượt Goldie Hawn và Madonna rút tên ra khỏi dự án, thay vào đó là Charlize Theron và Cameron Diaz.
Đến khi Bill Condon nhận tham gia viết kịch bản và Rob Marshall vào ghế đạo diễn thì phim mới chính thức tái khởi động với Catherine Zeta-Jones, Renee Zelwegger và Richard Gere vào vai chính, bộ phim thành công rực rở và giành giải Oscar cho phim hay nhất.
14. Alien 3
Nhà sản xuất David Giler từng nói “Ai cũng muốn được làm phần tiếp theo cho phim Alien, ngoại trừ chúng tôi.” Sau thành công tuyệt vời của Alien, Fox studios và toàn thế giới đều mong mõi đến phần tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của Sigourney Weaver trong vai Ripley. Nhưng… cốt truyện sẽ ra sao?
Khi Weaver phân vân về việc trở lại, Giler quyết định sẽ để cho nhân vật của cô ít đất diễn hơn và chuyển câu truyện sang một hướng khác. William Gibson đưa ra một kịch bản nhắm đến cội nguồn của bọn Alien, đã bị từ chối. Sau đó đến Eric Red đưa ra một kịch bản lấy bối cảnh một trạm không gian bị xâm nhập bởi XenomorphsSau đó, Renny Harlin nhận vai trò đạo diễn, nhưng Harlin không thích kịch bản của Red, nên Giler thuê David Twohyviết kịch bản với yes tưởng là một hành tinh chuyên để cầm tù, để rồi Harlin lại ra đi. Joe Roth – giám đốc của Fox nói rằng phải bắt buộc của sự xuất hiện của Ripley còn không thì sẽ ngưng luôn.
Vincent Ward sau đó đảm nhận cả việc đạo diễn và viết kịch bản. Weaver sau cùng cũng đồng ý tham gia với điều kiện nhân vật của cô phải chết trong phần này và không được sử dụng súng. Sau khi đã định ngày phát hành, Ward dứt áo ra đi do bất đồng quan điểm ngay trước lúc bắt đầu sản xuất. Kịch bản sau đó lại được viết lại lần nữa với sự tham gia của David Flincher. Bộ phim sau cùng cũng được ra mắt, nhưng bị cả người xem lẩn giới chuyên môn đánh giá là tệ hơn cả 2 phần trước rất nhiều.
13. Alien vs Predator
Cùng khoảng thời gian mà Alien 3 đang chật vật trong quá trình lên dự án, Fox studios lại nhen nhóm một ý tưởng về một phim cross-over giữa Alien và Predator. Trước đó một bộ truyện tranh về chủ đề đó đã được xuất bản vận nhận được nhiều phản ứng tích cực từ người hâm mộ. Lúc đó thì Predator 2 đang được trình chiếu ngoài rạp, và trong phim có một “easter-egg” về Alien – ở cảnh quay phòng chiến lợi phẩm của Predator xuất hiện thoáng qua một cái sọ của Alien, và điều đó làm người xem gần như phát cuồng vì hứng thú.
Diễn viên Sigourney Weaver lại không thích ý tưởng đó nên đồng thuận việc tham gia Alien 3 chỉ vì không muốn tham gia vào bộ phim cross-over đó. Thế là ý tưởng đó lại bị ngâm giấm, sau đó Fox làm tiếp Alien: Resurrection với sự trở lại của Sigourney Weaver. Đến thời điểm những năm 90, Alien vs. Predator trở nên một cái tên cộm cán nằm trong “hủ giấm” của Hollywood, nhiều người đặt câu hỏi là liệu có phải ý tưởng đó đã bị dẹp từ lâu.
Khi James Cameron và Ridley Scott muốn làm tiếp Alien 5 thì Weaver lại ngập ngừng về việc tiếp tục. Cùng đường, Fox đem Alien vs. Predator lên bàn dự án lần nữa. Đến năm 2004, phim ra mắt với Paul W.S. Anderson làm đạo diễn và trở thành một “hit” lớn tại thời điểm đó. Phần sau đó ra mắt năm 2007 nhận nhiều bình luận tiêu cực nên Fox lại tách 2 dòng phim này ra để phát triển nên Predators và Prometheus.
12. Mad Max Furry Road
Trước khi được Warner Bros mua lại ý tưởng và bước chân vào Hollywood giữa những năm 1980, dòng phim Mad Max cũng đã được rất nhiều người xem yêu thích. Năm 1985, đánh dấu sự ra đời của Mad Max: Beyond Thunderdome do Warner Bros thực hiện và đã thành công rất lớn. Mười năm sau, George Miller lại muốn thực hiện phần tiếp theo cho phim này.
Dự định khởi quay vào năm 2001 với Mel Gibson vào vai chính thì vụ khủng bố 11 tháng 9 làm dự án phải tạm ngưng. Miller tái khởi động dự án vào năm 2003 và quay tại Úc, nhưng do mưa kéo dài, phim lại tiếp tục bị hoãn quay. Miller dự định chuyển địa điểm quay sang Namibia nhưng cuộc chiến tại Iraq nổ ra và lần nữa, bộ phim lại bị hoãn quay.
Đến khi Gibson đã quá tuổi để vào vai Max, Miller chọn Heath Ledger thay thế và định khởi quay vào 2008, nhưng phim lại tiếp tục bị hoãn Ledger đột ngột qua đời. Miller tiếp tục tìm người thay thế, lần này là Tom Hardy, và dự định khởi quay vào năm 2011, tại Úc. Mưa lớn tiếp tục ngăn cản việc quay phim và Miller lại chuyển đến Nammibia lần nữa. Sau cùng, Mad Max: Fury Road được ra mắt vào năm 2015 với nhiều phải hồi tích cực giúp Miller và bộ phim giành được đề cử Oscar.
11. Les Miserables (Những người cùng khổ)
Tiểu thuyết Les Miserables của nhà văn Victor Hugo được xuất bản vào năm 1862 và nhanh chóng được chuyển thể thành nhiều bộ phim và đặc biệt nhạc kịch là lĩnh vực mà cái tên này luôn thu hút khán giả đến kín chổ nhà hát.
Les Miserables đã làm mưa làm gió trong làng giải trí Anh quốc một thời gian dài. Đến khi Hollywood chú ý đến cái tên này, đạo diễn Alan Parker là người đầu tiên được giao ghế đạo diễn cho phim vào năm 1988. Nhưng kịch bản và kinh phí là vấn đề đẩy phim rơi vào hủ giấm, để đến 1991 thì ghế đạo diễn được nhường cho Bruce Beresford để rồi tiếp tục ngâm giấm bộ phim.
Nhạc kịch dường như đã lỗi thời khi có sự xuất hiện của những kênh như MTV, nên rất khó cho nhà sản xuất và đạo diễn tìm ra được một hướng đi phù hợp với thị hiếu đại chúng thời bấy giờ. Les Miserables đành chịu chung số phận với những phim âm nhạc như Chicago và The Phantom of the Opera xuyên suốt những năm 90.
Dù biết rỏ dòng phim này nếu ra mắt sẽ nhận được nhiều ngợi khen từ giới chuyên môn, nhưng vấn đề chi phí và lợi nhuận mới là thức mà Hollywood đặt lên hàng đầu. Để khi trào lưu nhạc cổ điển được hồi sinh vào những năm 2000, Universal Pictures quyết tâm đem Les Miserables lên màn ảnh lớn và chọn Tom Hooper làm đạo diễn sau đó Universal cùng Hooper thuyết phục được Hugh Jackman vào vai chính trong phim. Dến năm 2012 phim được công chiếu và giành 3 giải Oscar.
10. Star trek (2009)
Hãng Paramount từ lâu đã ấp ủ giấc mơ thực hiện một dự án Star Trek kể về khoảng thời gian ở Starfleet Academy (một prequel-thời đó vẫn chưa có định nghĩa này) của các nhân vật chính. Nhà sản xuất Harve Bennett đã lên ý tưởng này vào năm 1991, khi dàn diễn viên trước đã quá tuổi thì đây là cách để giữ nguyên tuyến nhân vật nhưng có lý do để tìm dàn diễn viên mới. Biên kịch David Loughery đã viết ra một kịch bản có tên Star Trek: The Academy Years nhưng bị chê thậm tệ và nhạo báng là Top Gun lai tạp Star Trek. Thế là hãng phim đành làm phần tiếp theo với nội dung về thế hệ nối tiếp là Star Trek VI: The Undiscovered Country.
Đến giữa những năm 2000, dùng phim Star Trek dường như đã hụt hơi trên cả màn bạc lẩn màn hình nhỏ. Paramount lại một lần nữa quay về với ý tưởng Academy và tiếp tục tìm đến Loughery. Nhưng dự án tiếp tục bị bỏ xó do lúc bấy giờ series The Enterprise vẫn còn đang chiếu trên TV và nhà sản xuất Rick Berman van này giám đốc sản xuất Sherry Lansing không nên chuyển vội sang The Academy Years, vì như vậy có thể dẫn đến việc chết yểu của series Star Trek cuối cùng này. Sau cùng, vào năm 2009 thì phim cũng được ra mắt. Nicholas Meyer, đạo diexn của 6 phần phim trước đã chỉ trích thậm tệ Paramount Pictures vì đã dùng ý tưởng gốc Bennett & Loughery và không nêu tên họ trong credit.
9. Catwoman
Mặc dù Batman Returns nhận nhiều ý kiến trái chiều khi ra mắt, nhưng nhân vật Catwoman của diễn viên Michelle Pfeiffer lại nhận được vô số lời khen ngợi. Pfeiffer và đạo diễn Tim Burton đều rất có hứng thú với nhân vật nên ngay lập tức bắt tay vào tiến hành một phần spin-off riêng cho Catwoman. Dĩ nhiên là Pfeiffer sẽ vào vai Catwoman và Burton làm đạo diễn.
Biên kịch của Batman Returns là Dan Waters tiến hành viết kịch bản trong khi Warner Bros lên kế hoạch ra mắt phim vào giữa những năm 90. Kịch bản mà Walter hướng đến là Selina Kyle mắc phải chứng hay quên sau sự kiện Batman Returns, và phải dời đến ở với mẹ cô ở một nơi khác. Để rồi nhân cách Catwoman phải thức tĩnh để đánh bại những tên ác nhân tại đó, và tất nhiên là sẽ có một màn cameo của Batman.
Nhưng khi Warner Bros tỏ ra không hứng thú với hướng đi có phần “người lớn” và “u ám” này thì lần lượt Waters, Burton và Pfeiffer đều dứt áo ra đi và dự án lại tiếp tục đưa vào hủ cho lên men. Sau cùng Halle Berry đồng ý nhận vai này với một kịch bản rất khác. Phim được ra mắt vào 2004 và thất bại từ doanh thu đến đánh giá chuyên môn.
8. Superman Returns/Batman Vs. Superman
Dòng phim Superman đã gặt hái khá nhiều thành công vào những năm 70-80, để đến những năm 90 thì có biểu hiện đình trệ. Warner Bros-chủ sở hữu DC Comics, bắt đầu tiến hành một dự án phim Superman vào độ giữa thập niên 90. Ban đầu họ định làm kịch bản dựa trên phần truyện nổi tiếng là “Death of Superman” và để Kevin Smith viết kịch bản với cái tên Superman Lives. Và Superman Lives chính là cái tên cộm cán nhất lịch sử ngâm giấm phim ở Hollywood đến hiện tại. Đạo diễn Tim Burton sa thải Smith và làm lại dự án với Nicolas Cage làm vai chính. Vấn đề kịch bản, chi phí, kèm theo đó là những bất đồng giữa Burton và nhà sản xuất Jon Peters dẫn đến việc dự án này bị hũy vào năm 2000.
Với cái chết của dự án Superman Lives Warner Bros. đem ra xem xét một dự án cross-over cho cả Batman (xem bên dưới) và Superman – Batman vs. Superman là nơi cho hai nhân vật này chạm trán và trở thành động đội của nhau. Warners Bros sau đó nhắm đến một phần reboot cho Superman, nhưng liên tục vấp phải nhiểu vấn đề từ biên kịch đến đạo diễn. Sau cùng, họ tìm đến Bryan Singer để đạo diễn cho Superman Returns, để rồi nó lại bị reboot thành Man of Steel 7 năm sau đó.Và cả hai ý tưởng về cái chết của Superman cũng như chạm trán với Batman đều được đem ra sử dụng trong bộ phim gần đây là Batman v. Superman: Dawn of Justice.
7. Batman V/Batman Begins/Batman Year One
Trong lúc Superman chết đuối trong hủ giấm thì bên ngoài rạp phim lúc đó, Batman lại đã và đang quẩy tưng bừng. Batman & Robin vào năm 1997 đánh dấu sjw chấm hết cho dòng phim, khi đến hiện tại nó vẫn được gắn mác là Phim Siêu Anh Hùng Tệ Nhất Mọi Thời Đại. Ngay lập tức, Warner Bros. nhận ra rằng Batman cần một cuộc đại trùng tu. Đầu tiên là dự án Batman V, còn được biết đến với tên Batman Triumphant hay Batman Unchained.
Joel Schumacher, đạo diễn của Batman & Robin trở lại ngồi ghế đạo diễn và George Clooney trở lại làm Batman. Hướng đi của bộ phim dự định là sẽ u ám đen tối với việc Batman chạm trán Scarecrow (Nicolas Cage) và Harley Quinn(Courtney Love). Schumacher sau đó lại muốn thay đổi cốt truyện của phim và vèo một cái, Batman V được đem đi ngâm giấm.
Warner Bros. sau đó lại lên kế hoạch reboot Batman. Joel Schumacher muốn dùng ý tưởng của phần truyện “Batman: Year One” scho phần reboot này. Kịch bản và đạo diễn được giao cho Daren Aronofsky – người lúc bấy giờ vừa thành công với Requiem for a Dream. Tuy nhiên Aronofsky lại muốn làm khác so với ý tưởng gốc, đó là việc Alfred sẽ là một ông lão thợ co khí Mỹ-Phi và The Joker sẽ là một tên mafia biến thái. Không hài lòng với ý tưởng của Aronofsky, Warners Bros quyết định tiến hành Batman vs. Superman để rồi tiếp tục bị đình trệ và sau đó đến tay Christopher Nolan, người đã reboot thành công với Batman Begins và nhận được nhiều khen ngợi.
6. Independence Day: Resurgence
Phần phim Independence Day đã trở thành một bom tấn mùa hè năm 1996, đó là nơi khởi đầu cho sự nghiệp lẩy lừng của Will Smith. Và tương tự như bao bộ phim bị ngâm giấm khác, phần phim tiếp theo đã rất chật vật để được đưa vào sản xuất. Sau sự kiện 9 tháng 11 nhà sản xuất Dean Devlin và đạo diễn Roland Emmerich tiến hành ý tưởng cho phần kế tiếp, nhưng gần như lầm vào ngỏ cụt trong quá trình lên kịch bản cho phim. Sau nhiều lần thất bại, Emmerich tuyên bố ông và Devlin đã tìm ra một hướng đi mới cho nhiều phần tiếp theo với dàn diễn viên nguyên gốc. Nhưng vận xui vẫn chưa từ bỏ dự án này khi Will Smith đưa ra cái giá để trở lại là 50 triệu đô.
Emmerich và Devlin lại tiếp tục tìm một hướng đi mới có thể kết hợp cả dàn diễn viên mới lẩn cũ mà tiết kiệm chi phí. Đầu năm 2013 Fox cuối cùng cũng bật đèn xanh cho dự án và Independence Day: Resurgence được ra rạp vào năm 2016 với dàn diễn viên bao gồm Liam Hemsworth, Jesse Usher, Bill Pullman và Jeff Goldblum đã nhận nhiều đánh giá tiêu cực từ giới phê bình.
5. X-Men
Vào những năm 1980s, bộ truyện X-Men có một lượng lớn người theo đọc với những nhân vật tiêu biểu như Magneto và Wolverine được yêu thích. Orion Pictures-một hãng phim nhỏ tỏ ý muốn làm phim về dòng truyện này vào năm 1984,nhưng vấp phải vấn đề tài chính vì một phim như X-Men cần rất nhiều tiền bạc để đầu tư vào các kĩ xảo hình ảnh.
Bản quyền sau đó đến tay Carolco Pictures, nơi mà James Cameron tham gia sản xuất và Katherine Bigelowlàm đạo diễn. Dàn diễn viên dự định sẽ là Michael Biehn vào vai Cyclops, Angela Bassett vào vai Storm và Bob Hoskins sẽ là Wolverine. Thế nhưng việc phá sản của hãng phim này một lần nữa ném dự án X-men vào một xó.
Fox sau đó nhận thấy sức hút lớn của bộ phim hoạt hình X-Men đang chiếu trên TV lúc bấy giờ nên đã mua lại bản quyền phim và tiến hành sản xuất phim. Hơn 6 kịch bản được đưa ra và Fox đều từ chối vì cho rằng nó khác biệt quá xa so với nguyên mẫu truyện tranh. Fox sau đó mời Bryan Singer về hợp tác cùng nhà sản xuấ Tom DeSanto. Cả 2 tốn nhiều năm trời “đá võ mồm” với phía ban lãnh đạo của Fox về nội dung và chi phí dành cho phim. Fox muốn đi theo hướng viễn tưởng-hài như Men in Black, trong khi Singer & DeSanto muốn đi theo hướng nghiêm túc.
X-Men được công chiếu vào năm 2000, đạt doanh thu lớn cùng nhiều bình luận trái chiều từ người hâm mộ truyện tranh và giới phê bình. Phần kế đó là X2 ra mắt vào năm 2002 và thành công không kém.
4. Spider-Man
Chung số phận với X-Men, Spider-Man đã ngụp lặp một thời gian dài trong hủ giấm của Hollywood. Đầu tiên là bản quyền thuộc về Cannon Films trong những năm 80 và gặp phải vấn đề tương tự như Orion Pictures với X-Men, đó là kinh phí. Thêm vào đó là việc giám đốc của Cannon là Manahem Golan muốn Peter parker phái biến thân hoàn toàn thành một con nhện (bạn có dám nghĩ đến khi lên phim nó sẽ ra sao không?)
Carolco Pictures giành lấy bản quyền sau khi Cannon studios phá sản vào cuối những năm 80, họ tiến hành một dự án với ý tưởng nền là Spider-Man đối đầu Doc Ock. Nhưng do kịch bản có quá nhiều yếu tố bạo lực cũng như tính dục, kèm theo đó là việc Manahem Golan thưa kiện rằng phía Carolco đã dùng một số ý tưởng của Cannon Studios. Nối tiếp sau đó là việc phá sản của cả Marvel và Carolco. Đến năm 2000 thì Spider-Man cập bến của Sony và tiến hành sản xuất với Sam Raimi làm đạo diễn và ra rạp vào năm 2002.
3. The Dark Tower
Stephen King thật sự khá có duyên với điện ảnh khi nhiều tác phẩm của ông như Carrie (đã tở thành kinh điển), Thinner hay Maximum Overdrive thành công khá lớn. Nhưng riêng tác phẩm lớn nhất của ông là The Dark Tower với 8 phần được xuất bản, tuy lọt vào mắt xanh của nhiều hãng phim ở Hollywood nhưng ít ai dám nhận làm. Đầu tiên là J.J. Abrams, sau khi ông thành công với series Lost thì ông tỏ ý muốn thực hiện dự án này. Abrams muốn đảm nhận sản xuất, đạo diễn và biên kịch với sự hổ trợ Damon Lindelof và Carlton Cuse. Nhưng sau cùng, ông nhận ra dự án tuyệt phẩm này thật sự là quá sức của ông nên đành từ bỏ.
Ron Howard và Brian Grazer tiến hành phát triển dự án vào 2010 cùng Universal Pictures. Kế hoạch của họ vạch ra thể hiện một tham vọng lớn và xa: Nội dung của 8 phần tiểu thuyết sẽ vừa thể hiện trên phim và cả một TV-series để phụ họa thêm. Chi phí và qui mô của dự án này lớn đến mức đã làm nó bị đình trệ nhiều lần. Universal đã cố hạ thấp các chi phí cho phim nhưng The Dark Tower tiếp tục lên men cho đến tận 2015, khi Sony Pictures bất ngờ đem ý tưởng dài hơi Howard ra thực hiện. The Dark Tower, với Idris Elba và Matthew McConaughey vào vai chính sẽ ra mắt vào 2017.
2. Deadpool
Fox studios tưởng chừng họ đã tìm ra con gà đẻ trứng vàng khi có bản quyền dòng phim X-Men. Nhưng tiếc thay, họ đã gần như “tru di tam tộc” dòng phim X-Men với lần lượt những sản phẩm như X-Men: The Last Stand và X-Men Origins: Wolverine. Nhưng sau đó dù phần phim Origins thất bại về doanh thu thì một tia hy vọng nhỏ nhoi lóe lên cho họ, khi hai nhân vật phụ trong phim là Gambit thể hiện bởi Taylor Kitsch, và đặc biệt là Deadpool bởi Ryan Reynolds lại được người xem chú ý và thể hiện tiềm năng làm spin-off. Dự án bị để sang một bên khi Fox tiếp tục làm phim về X-Men với lần lượt First Class và sau đó Days of Future Past.
Để rồi một sự kiện bất ngờ xảy ra, Reynolds đã tham gia quay thử nghiệm một cảnh trong phim Deadpool vào năm 2012 để trình lên Fox xem xét dù biết dự án này vẫn đang bị phớt lờ. Để đến năm 2014 đoạn phim đó được tung lên mạng và các fan – đặc biệt là những người có đọc truyện của Deadpool đã tung hô và nói rằng đây chính là bộ phim về Deadpool mà họ ao ước bấy lâu nay. Fox biết thế và đưa Deadpool vào sản xuất năm 2015 và ra mắt công chúng vào 2016 rồi trở thành một trong những phim R-rated ăn khách nhất mọi thời đại.
1. The Lord of the Rings
Tác giả J.R.R. Tolkien được biết đến bởi những cuốn sách đầy tiềm năng có thể lên phim của ông. Lúc sinh thời, ông đã chấp nhận lời đề nghị chuyển thể của Forrest J. Ackerman nhưng sau đó lại gạt ngang khi được đọc kịch bản. Nhiều năm sau United Artists giành lấy bản quyền ý tưởng đó và ban nhạc The Beatles tỏ ý muốn tham gia sản xuất kiêm luôn vai chính (đây là có thật, không đùa đâu).
Họ đem ý tưởng này đến Stanley Kubrick để ông làm đạo diễn nhưng bị từ chối khi ông cho rằng ý tưởng này không thể nào lên phim được. John Boorman tiếp tục phát triển dự án này vào những năm 1970s để rồi sau đó bỏ cuộc vì nhận ra một dự án nwh thế cần rất nhiều kinh phí. Nhưng sau đó Boorman lại dùng một phần của ý tưởng đó để sản xuất phim Excalibur.
Đến tầm những năm 90s, sự bùng nổ của công nghệ đã giúp việc thực hiện những kĩ xảo phim ảnh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và Miramax lấy được bản phim, sau đó giao cho Peter Jackson làm đạo diễn. Jackson ban đầu đề nghị là sẽ làm 2 phần phim, và sau đó tăng lên 3 phần liên tiếp nhau. Khi bản dự toán kinh phí hiện ra con số 300 triệu đô, công ty mẹ của Miramax là Disney lại cho dẹp bỏ dự án này. New Line Cinema,lúc bầy giờ tiền đã đầy túi sau thành công của Austin Powers và Rush Hour nên đồng ý vung tiền đầu tư cho The Lord of the Rings và đem về cho họ 3 triệu đô lời nhuận kèm theo đó là 17 giải Oscar
Bình luận