1/3 là ngày quốc tế chống phân biệt đối xử và dưới góc nhìn tuyên truyền của game, ngày này càng ý nghĩa hơn bao giờ hết trong mắt game thủ.
Phân biệt đối xử là vấn nạn không qua xa lạ trong cộng đồng ngày nay và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào. Do đó ngày 1/3 hàng năm đã được chọn là ngày quốc tế chống phân biệt đối xử (Zero Discrimination Day) để nhắc nhở và tuyên truyền về tác hại của vấn nạn xã hội này. Với cộng đồng game thủ thì điều này càng hiện hữu rõ nét hơn nhưng cùng với phong cách “trọng anh hùng tìm niềm vui” game thủ Việt Nam luôn biết cách truyền tải thông điệp tốt đẹp về chống phân biệt đối xử với bạn bè quốc tế.
Nhắc đến phân biệt đối xử, thì có rất nhiều hình thức luôn diễn ra quanh ta như tự kỷ, dị tính, LGBT, khiếm khuyết cơ thể hay thậm chí là “con nhà người ta”. Những trường hợp này không hiếm gặp nhưng đến nay vẫn như ngọn lửa âm ỉ, cháy mãi trong cộng đồng. Tuy nhiên với game, đây lại là một câu chuyện khác khi bạn không cần biết người đồng đội của mình là ai để “phân biệt” thậm chí chỉ cần người ấy chơi hay phối hợp tốt thì mọi vấn đề “phân biệt” đều được cho qua.
Dễ thấy nhất là trường hợp streamer Hoàng Khuyết, một người khuyết tật bẩm sinh nhưng lại bất ngờ tìm thấy niềm vui và công việc khi tình cờ stream game và được cộng đồng nhiệt tình giúp đỡ. Vượt qua khiếm khuyết cơ thể Hoàng càng tự tin hơn khi chia sẻ về những khó khăn trong cuộc sống và niềm vui khi được giao tiếp với người xem hàng ngày thông qua công việc stream game Liên Minh Huyền Thoại và PUBG Mobile bằng đôi bàn tay teo tóp.
Bên cạnh những game thủ tàn tật không may như Hoàng hay Mao Gaming, trong cộng đồng vẫn luôn tồn tại “phân biệt” mỗi khi các streamer nữ lên sóng. Chỉ cần một vài pha xử lý xuất thần là những cô gái này ngay lập tức bị gán ghép nghi ngờ nhờ bạn nam khác “chơi hộ” hay thậm chí là miệt thị, quấy rối tình dục qua tin nhắn như trường hợp của cô nàng Mai Dora.
“Phân biệt” thì ở đâu cũng có, tuy nhiên cái gốc của sự việc lại nằm ở ý thức khi con người ta không nhận thức được “lời nói có thể gây tổn thương nặng nề đến đâu”. Tuy nhiên cùng với việc bước vào một thế giới giải trí online nơi bạn không biết mặt mũi cũng như nhân dạng của người đồng đội thì việc “bị phân biệt” dường như càng ít đi và nhường chỗ cho “anh hùng trọng anh hùng” nếu bạn thực sự tài năng.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng dưới con mắt của một game thủ thì tác giả cho rằng ngoài việc tuyên truyền bằng hình ảnh, video hàng năm. Hãy cứ nhìn vào cộng đồng game và cách đối nhân xử thế của game thủ, bạn sẽ rút ra vô số bài học cũng như kinh nghiệm đáng quý mà không cần kỷ niệm 1/3 – ngày chống phân biệt đối xử.
Bình luận