Game thẻ tướng và cuộc cách tân mang tên Búa Tạ Online

Từ khoảng năm 2012, thị phần game mobile bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ – hàng loạt các thể loại game đa dạng, phong phú ngỡ vốn chỉ dành cho PC/ console bắt đầu tìm thấy “miền đất hứa” nơi đây.

Tuy vậy, chỉ có một thể loại game bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt trên mobile, và dường như trở thành một “thương hiệu” chỉ dành riêng cho hệ mobile: game thẻ tướng. Với lối chơi nguyên thủy bắt nguồn từ các game RPG cổ điển, kết hợp với phong cách chơi sưu tập hàng loạt anh hùng và đi ải phụ bản, game thẻ tướng nhanh chóng tìm được cho mình một cộng đồng lớn mạnh.

Thế nhưng, vạn vật trên đời đều phải trải qua 4 giai đoạn tất yếu: phát triển – cực thịnh – bão hòa – suy vong. Tính đến thời điểm đầu 2016 này, game thủ Việt đã có dịp trải nghiệm qua rất, rất nhiều tựa game thẻ tướng đến từ khắp nơi trên thế giới. Đó có thể là game Trung Quốc, game Hàn Quốc được Việt hóa – mà cũng có thể là game do studio Việt tự phát triển. Có điều, sau một thời gian dài tiếp xúc với game thẻ tướng như vậy, thì cảm giác chung của cộng đồng Việt là gì? Chỉ có một chữ: chán!

Quả thật như vậy, dù món ăn có ngon đến mức nào thì ăn mãi cũng chán. Tuy vậy, với các game thẻ tướng đang hiện hành tại Việt Nam, lại còn tồn đọng thêm nhiều khúc mắc khó gỡ được. Chúng là gì?

Những bản sao vô hồn, thiếu sáng tạo

2game_20_3_BuaTaOnl_1.jpg (960×540)

Trước hết, nói không ngoa nhưng 96.69% game thẻ tướng hiện tại trên thị trường đều mắc phải một cái lỗi chung – đó là sao chép lẫn nhau quá nhiều. Tại sao cách đây 3 năm DotA Truyền Kỳ ra mắt và thu hoạch được thành công lớn, nhưng các sản phẩm đồng loại về sau này như LoL Arena, Tân Võ Lâm… lại không có được ánh hào quang đó? Vì chúng dở hơn DotA Truyền Kỳ? Không, rõ ràng là không.

LOL Arena khác DotA Truyền Kỳ ở chỗ quái quỷ nào???

Ta thử liên tưởng đến một bài học kinh doanh khá nổi tiếng trên thế giới: câu chuyện về 2 thị trấn. Có 2 thị trấn ở gần nhau là A và B, cả 2 đều khá hoang sơ. Một ngày nọ, một thương nhân phương xa đến thị trấn A và mở quán ăn. Quán ăn rất đắt khách và thu hút thêm nhiều người tới. Người thứ 2 mở tiệm tạp hóa. Người thứ 3 mở cửa hàng quần áo. Người thứ 4 mở hiệu giặt ủi. Và thị trấn A phát triển rất phồn thịnh. Còn ở thị trấn B? Khi thấy người đầu tiên mở quán ăn rất đắt khách, người thứ 2 cũng mở quán ăn. Người thứ 3, 4, 5… cũng mở quán ăn. Và thị trấn B trở nên tàn lụi, hoang sơ hơn trước. Bài học rút ra là gì? Đó là bắt chước thành công của người khác không khiến mình thành công – và gia tăng tính cạnh tranh một cách không cần thiết chỉ dẫn đến hậu quả là tất cả cùng chết.

Nặng tính “cày cuốc” mà không mang lại được cảm giác hào hứng

Kế đó, game thẻ tướng vốn bắt nguồn từ game RPG, vì vậy “cày cuốc” chính là đặc trưng riêng của dòng game này. Cày cấp tướng, cày đồ để lên “màu”, cày hồn tướng để lên sao, cày để cường hóa trang bị… Dĩ nhiên, chơi game ai mà chả muốn nhân vật của mình mạnh hơn? Thế nhưng, bản thân việc cày cuốc này phải tạo được hứng thú, phải khiến cho người chơi cảm thấy sự khác biệt giữa cày và không cày. Thoạt đầu, game thẻ tướng đã chứng minh rằng nó đi đúng hướng, và không ai phàn nàn về việc… phải cày cả.

LOL Arena khác DotA Truyền Kỳ ở chỗ quái quỷ nào???

Nhưng rồi, mọi việc bắt đầu đi vào lối mòn, khi càng đi đường dài thì game thẻ tướng càng bộc lộ rõ khuyết điểm của mình. Thiếu cốt truyện có đầu tư, thiếu những đoạn hội thoại mang tính kết nối, dần dần người chơi bắt đầu hoài nghi rằng mình “cày cuốc” vì cái gì? Nếu như “cày” để đua top đấu trường, thì con đường này hầu như không có đích đến – và chắc chắn, thứ hạng càng cao thì áp lực trụ hạng càng lớn. Chơi game để giải trí, chứ đâu phải để hành xác?

Nội dung thiếu đầu tư, bộc lộ bản chất “hút máu”

2game_20_3_BuaTaOnl_2.jpg (640×480)

Chưa dừng lại ở đó, càng về sau những game thẻ tướng “ăn theo” bắt đầu bộc lộ rõ cái bản chất của chúng: sự thiếu suy nghĩ, sự thiếu đầu tư và sự hời hợt trong dịch vụ khách hàng. Chúng chỉ biết sao chép của những sản phẩm thành công cái vỏ ngoài, chứ không hề nghĩ rằng phải làm gì để sản phẩm của mình tạo nên sự khác biệt để hấp dẫn và lôi kéo người chơi. Chậm cập nhật nội dung, nội dung quá nghèo nàn, lối chơi đơn giản thiếu sáng tạo, lệ thuộc quá nhiều vào Auto, nghĩ ra quá nhiều cách để “ép” người chơi nạp tiền để mạnh (Pay-2-Win)… là những vấn nạn chung góp phần giết chết cả một dòng game hay.

Vậy, liệu game thẻ tướng ở Việt Nam đã đến hồi kết thúc chưa?

2game_20_3_BuaTaOnl_3.jpg (960×600)

Đáp án là có thể có, mà cũng có thể không. Lý do đơn giản là vì bản thân game thẻ tướng không có lỗi. Nó là một dạng game hay, có tiềm năng, có rất nhiều “đất” để phát triển. Nếu nhìn lại trên thế giới, game thẻ tướng đã tiến hóa thành muôn màu muôn vẻ thông qua những sản phẩm đỉnh cao như Granblue Fantasy, Fantasy Wars Tactic, Clash Royale… thì chúng ta sẽ hiểu được rằng, game thẻ tướng vẫn sống, và sống khỏe – nếu người ta không ngừng đầu tư, tìm tòi để phát hiện ra những lối đi mới, và đặt lợi ích của người chơi lên hàng đầu.

Vậy, liệu game thẻ tướng từ Trung Quốc chỉ “cùng một giuộc” với nhau?

Đáp án là không. Từ xưa đến nay, quan niệm đồ Trung Quốc là hàng nhái, hàng dỏm đã ăn sâu vào tâm trí người Việt. Người viết không biện hộ cho quan điểm này, bởi vì một phần nào đó nó là sự thật. Tuy vậy, dù Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào đi nữa, quan điểm chung khi kinh doanh luôn là tạo ra sản phẩm tốt nhất để kiếm lợi hiệu quả nhất – vấn đề đặt ra là phần “lợi” và chất lượng sản phẩm có đi đôi với nhau hay không?

2game_20_3_BuaTaOnl_4.jpg (1280×720)

Kingsoft, một cái tên khá quen thuộc với game thủ Việt Nam từ những năm 2005 nhờ vào siêu phẩm Võ Lâm Truyền Kỳ (JX Online) cùng các hậu bản sau đó – chính là minh chứng sống cho thấy Trung Quốc vẫn có những hãng game có tầm, có tâm. Tề danh cùng những “ông lớn” trong ngành game Trung Quốc như Tencent, Kunlun, Changyou… tầm ảnh hưởng của Kingsoft đã sớm với đến tầm cỡ quốc tế.

Đã có những thành công nhất định ở mảng MMORPG client, không có gì lạ khi Kingsoft cũng thể hiện được tầm vóc của mình ở thị phần mobile – mà cụ thể là nhờ vào Brave Cross, một tựa game thẻ tướng cực kỳ xuất sắc. Với lối chơi độc đáo, nội dung phong phú và nền đồ họa tuyệt vời, game đã giành thắng lợi ở 25 quốc gia và được chuyển thể sang 6 loại ngôn ngữ.

Búa Tạ Online: Game mobile Brave Cross lấy đề tài Tam Quốc chính thức cập bến game Việt

Được mua về Việt Nam từ giữa năm 2015, Brave Cross đã đi vào giai đoạn Việt hóa 100% và được biết đến với cái tên mới là Búa Tạ. Là một tựa game mobile xuất sắc, khắc phục tất cả vấn đề mà game thẻ tướng tại Việt Nam đang mắc phải, Búa Tạ có nhiều khả năng trở thành “cứu cánh” cho thị phần này.

Chỉ còn vài ngày nữa là Búa Tạ sẽ chính thức ra mắt cộng đồng game thủ Việt Nam, đập tan những định kiến xấu tích lũy sau quá nhiều sản phẩm kém chất lượng khác. Chúng ta không ngại gì mà chờ đợi xem siêu phẩm này sẽ gây chấn động như thế nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/BuaTaVN

Thông tin chia sẻ của NPH Game với 2Game

Búa Tạ Online    *Đã đóng cửa*
Thẻ tướng
4.4
Đánh giá game này!
101 bình chọn

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet