10 lý do khiến bạn luôn tự hào về thế giới game trong quá khứ

Trò chơi điện tử ngày nay đã có một diện mạo vô cùng thu hút, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc riêng của mình.

Giá trị sinh tồn được coi trọng

Game thủ phải rất cẩn thận với từng hành động của mình, từ anh chàng sửa ổng nước Mario hay chiến binh Contra quả cảm đều không có cơ hội sửa chữa khi phạm sai lầm. Dùng mạng sống để đánh đổi, đó là cái giá duy nhất bạn có thể trả.

Sức mê hoặc kỳ lạ dù hình ảnh không đẹp

Đồ họa lung linh tất nhiên sẽ không game thủ nào phàn nàn, chẳng ai từ chối đồ họa HD để trở về với màn hình 8-bit cả. Nhưng người chơi đôi khi đã lóa mắt với những bước nhảy vọt của chất lượng đồ họa mà quên rằng, nền đồ họa tốt không phải là yếu tố chủ chốt làm nên một tựa game hoàn hảo. Đó cũng là lý do vì sao có những game cổ xưa với đồ họa rất tệ hại nếu xét theo tiêu chuẩn bây giờ, vẫn mãi mãi là tượng đài bất tử trong lòng nhiều thế hệ game thủ.

2game-gia-tri-cua-game-1-1447223613.jpg (660×493)

Thời thế tạo anh hùng

Với game thủ hiện nay, một chiếc PC/laptop, smartphone cộng thêm máy chơi game cầm tay có thể xem như đã đầy đủ trang bị. Nhưng vào thuở xa xưa ấy, rất nhiều game thủ chỉ có thể thỏa cơn khát bằng máy game thùng. Kinh tế gia đình thời điểm bấy giờ không cho phép ai cũng có một máy Famicom tại gia, đành khổ luyện kỹ thuật ở máy game thùng và tranh thủ từng đồng xu để qua màn. Đây là câu trả lời cho thắc mắc vì sao vào thời đó có rất nhiều cao thủ. Bây giờ máy game thùng vẫn còn tồn tại ở các trung tâm mua sắm nhưng cơ bản chỉ là phương tiện giải trí giết thời gian.

Mỗi game ra mắt đều thật sự hoàn thiện

Còn nhớ ngày đầu tiên Assassin’s Creed 3 phát hành, NPH đã phải tiến hành cập nhật vá lỗi khẩn cấp cho game và sau một hay vài phiên bản chính sẽ có rất nhiều bản DLC. Tình trạng này khiến người ta không ngừng đặt câu hỏi: Game hiện tại đang có vấn đề gì?

Trong một quá khứ không xa lắm, những game phát hành không hề có điều này và cũng không cho phép xảy ra vấn đề tương tự. Do hạn chế về đường truyền và vấn đề kỹ thuật nên NPH không thể tiến hành sửa chửa ngay những lỗi phát sinh. Điều này có thể được hiểu là thứ mà NSX làm ra và được game thủ mua về là phiên bản hoàn hảo và đồng nhất.

2game-gia-tri-cua-game-3-1447223613.jpg (600×450)

Thăng hoa cảm xúc cùng mạng LAN

Thời đó, để chơi được nhiều người thì tất cả game đều cần kết nối qua mạng LAN, điển hình nhất chính là Counter-Strike. Từ đây bắt đầu xuất hiện những tiệm chỉ dùng máy vi tính để chơi Counter-Strike, tràn ngập tiếng cười cũng như những câu chửi rủa. Thú vui này, các game thủ FPS chỉ ngồi ở nhà chơi online và nói chuyện thông qua headphone sẽ không thể nào hiểu được.

Cao thủ hiện diện khắp nơi

Trong quá khứ, tại mỗi gia đình đều có thể xuất hiện một ông bố chơi Contra “1 mạng về nước”, hay một ông anh nhớ rõ bước đi trong mê cung màn 8 của Super Mario. Độ khó của game thời đó vượt xa những game bây giờ, vì thế mà cao thủ xuất hiện tất nhiên nhiều hơn.

Những tựa game như Rush’N Attack, Jackal, Contra, Salamander và Ghouls ‘N Ghosts, đều có thể góp mặt trong danh sách này và game nào cũng khiến người chơi thất điên bát đảo, đòi hỏi độ thuần thục cao và kỹ thuật điêu luyện.

2game-gia-tri-cua-game-2-1447223613.jpg (700×525)

Nhớ rất lâu về những trò đã chơi

Ngoài việc tự mình mày mò thì bí quyết “về nước” chủ yếu là truyền miệng giữa những người chơi với nhau chứ không hề có clip Walkthrough hay Cheatcode. Sau một thời gian góp nhặt, các ông chủ tiệm game thường dán các mẹo này tường, sau đó thì game thủ cứ thế mà lan truyền, chỉ bảo lẫn nhau.

Đứng xem say mê vì không có tiền chơi

Khi chiếc máy trắng đỏ huyền thoại của Nintendo xuất hiện, do những gia đình mua được máy này không phải là nhiều nên khi một chú bé chơi ở nhà, thì phía sau còn có cả một đám người đứng xem. Lũ trẻ phải nhà hàng xóm phải xếp hàng xem, đợi đến lượt kế tiếp mà không cần thiết phải được chơi trực tiếp, chừng đó cũng đủ để thỏa mãn trí tò mò của tuổi thơ về cái gọi là “trò chơi điện tử”.

Niềm vui từ những điều đơn giản nhất

Trước tiên chúng ta phải kể đến chiếc máy GameBoy xa xỉ. Thời đó máy game di động đều có hình dạng xấu xí, thô kệch và chỉ có thể chơi một vài game đơn giản, hơn nữa còn phát ra nhiều âm thanh chói tai.

Ngoài ra cũng tồn tại một game gọi là gà ảo Tamagotchi. Dù đã biến mất hoàn toàn nhưng khi mới xuất hiện, với cách chơi đột phá đầy tính sáng tạo, nó đã khiến vô số game thủ mê mệt. Thậm chí có gia đình còn sở hữu vài con gà ảo, mỗi ngày đến thời gian quy định sẽ kêu inh ỏi, chủ nhân phải vội vàng cho ăn ngay nếu không muốn vật cưng ảo của mình lăn ra chết.

Thấu hiểu rõ nhất thế nào là game

Công bằng mà nói, game thủ thời xưa được tiếp cận gần hơn với bản chất của game, không có khái niệm cấu hình và khung hình, không có DLC, đương nhiên càng không có những kẻ mang sự cay cú ăn thua vào game. Đây quả thật là sự may mắn lớn lao mà không phải bất kỳ ai đặt chân đến thế giới game đầy màu sắc cùng đều có.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet