Những điều người dùng phải biết khi mở kênh Twitch riêng hoặc để theo dõi người khác chơi game

Dù mục đích người dùng sử dụng Twitch là gì đi nữa cần phải làm quen với những điều khiển, các hạng mục, và mẹo để thành công trên Twitch.

Twitch là gì?

Twitch ra mắt vào 2011 với mục tiêu là nền tảng stream game, tách biệt khỏi Justin.tv của công ty. Sau đó, vào 2014, Amazon mua lại công ty mẹ là Twitch Interactive. Kể từ đó, Twitch đã bùng nổ trở thành địa điểm stream dành cho esports và cộng đồng streamer. Ngoài ra, Twitch cũng là mái nhà của nhiều nội dung giải trí khác.

Twitch đã mở rộng nền tảng sang Twitch Creative Communities, nơi bạn có thể chia sẻ những sáng tạo của mình. Bao gồm Ẩm thực, Phát triển game và lại Ẩm thực. Ngoài ra, Twitch cũng có những mục dành cho Twitch IRL (dạng vlog) và Twitch Social Eating. Với những ai chưa biết, Social Eating (lấy ý tưởng từ mukbang của Hàn Quốc) là nơi bạn ăn trên stream để khán giả theo dõi.

Mới nhất, Twitch công bố họ đã giành được quyền stream Overwatch League (giải đấu esports cho tựa game nổi tiếng Overwatch của Blizzard) trong hai mùa đầu với cái giá $90 triệu và đã đạt được thỏa thuận với NBA G-League (Giải bóng rổ không chuyên của Mỹ, trước đây gọi là D-League) để tường thuật tất cả các trận đấu cho những fan thể thao truyền thống.

Như bạn mong đợi, Twitch đã mở rộng rất nhiều kể từ khi họ ra mắt, và có rất nhiều liên kết để tạo nên hệ thống này. Bạn cần phải thử nghiệm rất nhiều để có thể biến kênh stream mình trở nên hoàn hảo.

Đăng ký tài khoản

Bạn cần phải đăng ký tài khoản Twitch nếu muốn stream hoặc tương tác với kênh. Trong quá khứ, Twitch Turbo từng là tài khoản tốt nhất. Với giá $8.99 mỗi tháng và bao gồm rất nhiều lợi ích như xem stream không quảng cáo, huy hiệu Turbo riêng, các biểu tượng emotion, mở rộng bảng màu chat, và được ưu tiên hỗ trợ.

Giờ tài khoản tốt nhất là Twitch Prime. Twitch Prime bao gồm những lợi tích của Twitch Turbo, bao gồm những phần quà miễn phí cho game và được subscribe miễn phí một kênh mỗi 30 ngày. Thành viên Twitch Prime cũng nhận được một số game miễn phí hàng thàng theo chương trình Game miễn phí của Prime. Chúng rất dễ nhận, có điều bạn sẽ cần phải sử dụng phần mềm của Twitch để chơi những game này.

Không phải ngẫu nhiên mà Twitch Prime có cùng tên với dịch vụ của Amazon. Về mặt cơ bản, Amazon Prime (hay Prime Video) là dịch vụ cao cấp nhất và bao gồm cả Twitch Prime. Đó là nơi bạn ở sẽ quyết định dùng gói dịch vụ nào của Amazon.

Nếu bạn sống ở những nước có Amazon Prime (Áo, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Singapore, Spain, Anh hoặc Mỹ) thì đó là cách duy nhất để đăng ký Twitch Prime. Nếu không sống trong những nước trên, bạn có thể nhận Twitch Prime bằng cách sử dụng Prime Video ở đất nước mình hoặc Prime Video toàn cầu.

Với những ai đã có tài khoản Twitch Turbo, bạn không cần phải nâng cấp nếu không thích. Tuy nhiên, bất kỳ subscriber mới nào cũng phải đăng ký Twitch Prime, trừ khi bạn sống ở đất nước không có Twitch Prime. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể đăng ký Twitch Turbo.

Nếu bạn đã có tài khoản Amazon Prime hoặc Video thì những gì cần làm là liên kết với tài khoản Twitch. Quá trình này chỉ tốn vài phút. Twitch cũng có thêm lựa chọn two-factor authentication (đăng nhập qua 2 lớp bảo vệ).

Yêu cầu Phần cứng

Trước khi bắt đầu stream trên Twitch, bạn cần đảm bảo phần cứng của bạn đáp ứng yêu cầu thấp nhất. Với PC, Twitch yêu cầu thấp nhất là Intel Core i5-4670 CPU (hoặc AMD tương tự) và 8GB RAM. Trên Mac, Twitch yêu cầu cần vi xử lý Intel i5, nhưng chỉ yêu cầu RAM có 4GB. Nên nhớ rằng CPU quan trọng hơn GPU (card đồ họa) trong vấn đề stream. Đại đa số phần cứng hiện đại sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đáp ứng những nhu cầu trên.

Với console, bạn không cần phải lo lắng về cấu hình phần cứng. Twitch hỗ trợ stream trên cả PlayStation 4 và Xbox One. Chỉ cần tải ứng dụng Twitch, vào mảng broadcast và chọn Twitch. Cần lưu ý rằng ứng dụng Twitch vẫn chưa có mặt trên Nintendo Switch.

Với vài người, stream bằng hai máy tính là lựa chọn dễ hiểu. Với những streamer không có máy tính đủ mạnh có thể cân nhắc lựa chọn này, vì vừa phải chạy song song game nặng và stream có thể khiến hệ thống quá tải. Twitch khuyến khích bạn tách hai mảng riêng nếu vấn đề này xảy ra. Tuy nhiên, hai máy tính sẽ khá tốn kém, vì nó yêu cầu bạn dùng hai màn hình, hai desktop, một capture card và những thiết bị âm thanh khác. 

Yêu cầu phần mềm

Nếu bạn muốn stream từ máy của mình, bạn cần phải có phần mềm ghi lại những gì diễn ra trên màn hình và truyển tải nó ra thế giới. Công thức còn thiếu ở đây là phần mềm stream. Với Mac và PC, Open Broadcasting Software (OBS), XSplit và Gameshow là vài lựa chọn phổ biến. Chúng đều miễn phí nhưng cần phải biết điều chỉnh cơ bản.

Cài đặt OBS không có khó khăn nhiều. Bạn chỉ việc theo hướng dẫn trên màn hình. Phần khó nhất có lẽ là tìm stream key mà Twitch giấu kỹ dưới Setting trên dashboard của kênh bạn. Lưu ý thêm là bạn có thể gõ “bandwidthtest” sau stream ID của bạn nếu muốn kiểm tra cấu hình stream mới và không muốn mọi người biết mình đang stream.

Sau khi OBS tự động xác định cấu hình, bạn chỉ cần thêm nguồn thu (boardcast source) dù đó là màn hình hay microphone. Một lựa chọn phần mềm khác có tên là Overwolf, có thể stream chỉ bằng một cú click chuột. Những gì bạn cần làm là đăng nhập ứng dụng và sau đó tùy chỉnh vài thứ cơ bản. Bebo cũng là ứng dụng stream tốt dành cho những người mới. Nó tập trung vào giao diện đơn giản và gọn gàng.

Phần mềm riêng của Twitch cũng có mặt trên nhiều nền tảng, bao gồm Mac, PC và cả Android, Chromecast, FireTV, iOS, Nvidia Shield, PlayStation 4 và Xbox One (gồm cả 360). Bạn có thể tải phần mềm về và đăng nhập trên Windows cũng như Android. Phần mềm chính thức của Twitch có chức năng tương tự ứng dụng trên web. Bạn có thể xem stream, quản lý kênh và chat với follower. Như đã đề cập, nếu bạn định sử dụng những game có trong chương trình Prime, bộ game sưu tập cần phải được chạy qua ứng dụng này.

Những ứng dụng khác bạn có thể áp dụng để giúp kênh stream mình thêm nhiều tính năng gồm có Muxy, StreamLabs và StreamPro. Chúng là những công cụ phân tích cũng như tùy chỉnh cho kênh stream của mình.

Xây dựng kênh stream

Sau khi bạn đã hoàn tất cấu hình mọi thứ, bạn đã sẵn sàng để stream. Nhưng đầu tiên, bạn cần phải quyết định mình cần stream gì. Trước khi bắt đầu stream, hãy bỏ ra chút thời gian để tìm hiểu những streamer nổi tiếng làm gì để thành công. Vài người chơi giỏi ở game nào đó, còn những streamer khác thì có tính cách hòa đồng. Đơn giản, bạn chỉ cần cho mọi người một lý do để ghé sang và subscribe kênh bạn. Ví dụ như Ninja. Anh khiến cả cộng đồng Twitch chao đảo vì khả năng chơi Fortnite của mình.

Kênh của bạn nên tập trung về game. Vì nền tảng chính của Twitch vẫn là stream game, chọn một tựa game phổ biến để giúp hình ảnh bản thân nổi bật. Những game như Fortnite, PUBG, Counter-Strike: Global Offensive, và Overwatch đều khá an toàn. Những tựa game mới có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt dành cho những game thủ đang có ý định mua những game đó. Nhìn chung, bạn nên chọn game mà mình giỏi và thích chơi. Kết hợp đam mê cũng như kỹ năng sẽ giúp bạn gầy dựng được cộng đồng cho mình. Hãy đảm bạn tránh những tựa game bị Twitch cấm, vì chúng bị đánh giá Adults Only (dành cho người lớn) bởi ESRB hay vi phạm những quy định cộng đồng. 

Twitch chia mục Browse ra làm bốn mảng: Games, Communities, Creative Communities và Channels. Games, tất nhiên, là địa điểm để tìm những tựa game bạn yêu thích. Lạ cái là, Twitch lại xếp IRL và Social Eating vào trong mục Games. Communities bao gồm những ai thích xem hay tham gia sáng tạo mọi thứ. Ví dụ, cộng đồng Vũ trụ (Space) có cả game (như Kerbal Space Program và Space Engine) và những nội dung không liên quan đến game (như video giáo dục và phóng tên lửa lên vũ trụ). Creative Communities của Twitch là nhà của những ai yêu thích sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể stream vẽ tranh, lập trình, hoặc biểu diễn (hài, ảo thuật, âm nhạc, kịch, đọc sách hoặc nhảy) trong những hoạt động khác. Channels cho phép bạn khám phá những streamer nổi tiếng và đang nổi.

Dù bạn quyết định stream gì đi nữa, Twitch bắt buộc bạn phải phân loại đúng video. Twitch có các quy định rất nghiêm khắc về nội dung stream nằm ở đâu, cho nên hãy xem kỹ các ví dụ trước khi thử gì đó ngoại lệ. Ví dụ, Twitch nói rõ quá trính chuẩn bị đồ ăn và nấu ăn nằm trong mục Twitch Creative Community. Tuy nhiên, phần ăn uống lại dành cho Twitch Social Eating. Bạn phải tương tác với người xem trong lúc tường thuật Social Eating và đảm bảo bạn và thức ăn hiện rõ trước mặt người xem trong lúc ăn. Những lúc ăn nhẹ được cho phép trong lúc stream và những hoạt động khác.

Chat là một cách khác để nuôi dưỡng cộng đồng và là cách chính để bạn tương tác với người xem. Ngoài chat trong stream, Twitch còn cho phép bạn tạo phòng riêng để bạn giữ liên lạc với những ai muốn subscribe cho kênh. Có lẽ họ có những lời khuyên để cải thiện stream. Có lẽ họ chỉ muốn nói về cuộc sống. Dù sao đi nữa, nếu có ý định phát triển cộng đồng, bạn phải tương tác với người xem.

Huy hiệu cho phép bạn theo dõi từng cá nhân. Nếu bạn thấy biểu tượng ‘cờ-lê’ đó là thành viên của đội ngũ Twitch. Biểu tượng màu tím cho biết đây là người dùng đã được xác nhận. Bạn cũng có thể xác định người dùng bằng lượng Bit (tiền ảo) họ đóng góp cho kênh, nếu muốn bạn có thể đặc biệt quan tâm cho những người xem rộng rãi với kênh. Emoticon là một cách để tương tác. Nếu nhóm của bạn cuồng nhiệt với emoticon, bạn sẽ muốn tạo thêm những custom emoticon khác nhau cho mỗi bậc của subscriber.

Kiếm tiền

Rất nhiều người thích chơi game và càng tuyệt vời hơn nếu kiếm được tiền. Do đó, thật tuyệt khi Twitch tạo ra nền tảng để cho bạn vừa chơi game vừa kiếm tiền. Ví dụ, nếu bạn mới khởi nghiệp stream và không có nhiều follower, bạn có thể thêm nút Donate vào kênh để liên kết nó với tài khoản PayPal. Nếu bạn muốn tìm thêm cách, Patreon là một dịch vụ khác kết hợp cùng Twitch (tuy không phải chính thức). Đó là những phương thức thu nhập mà mọi streamer mới có thể nghĩ đến.

Khi bạn dần hình thành thói quen cập nhật thường xuyên và tạo ra cho mình được cộng đồng, Twitch sẽ hỗ trợ hai chương trình. Đầu tiên là Affliate. Để tham gia, bạn cần phải stream 8 tiếng trong tổng 30 ngày gần nhất, stream bảy ngày trong tổng 30 ngày gần nhất, đạt trung bình 3 viewer mỗi stream, và đạt 50 follower trên stream. Bạn phải tiếp tục đạt những mục tiêu này hoặc có nguy cơ bị mất quyền lợi. Thu nhập đến từ subscription và bit (sẽ nói chi tiết sau) và mua game (và đồ trong game) trên stream của bạn. Bạn sẽ nhận được 50% lợi nhuận từ subscription sau thuế và phí.

Twitch Partners Program (chương trình đối tác Twitch) là bước tiếp theo. Trên trang đối tác, Twitch ra một loạt các yêu cầu: có cộng đồng và chat ổn định, có lịch stream thường xuyên ít nhất 3 lần một tuần và nội dung tuân thủ các quy định luật pháp và cộng đồng. Twitch cũng lưu ý rằng họ thích những ai có nội dung riêng và tập trung vào thu hút lượng người xem liên tục (concurrent viewer). Tuy nhiên, đạt những yêu cầu trên chưa chắc là bạn đã đủ tiêu chuẩn. Twitch cho biết trong hơn 2 triệu streamer hoạt động, chỉ có 17,000 là đối tác. Nếu bạn không vượt qua được lần này, Twitch khuyến khích bạn tiếp tục nộp hồ sơ lần sau, nhưng hãy chắc rằng bạn cho bản thân thêm thời gian để cải thiện. Twitch coi trọng giá trị lâu dài. Một trong những lợi thế từ chương trình này đó là bạn có thể nhận tiền quảng cáo từ kênh của mình. Twitch cũng có ưu đãi phí hơn với đối tác và cho họ lợi nhuận tốt hơn.

Những lợi ích khác của Twitch Parnership hơn Affiliate Program bao gồm khả năng tạo các Cheermote cho riêng mình, tối đa là 50 Emote (tối thiểu là 1), lưu trữ video 60 ngày, thời hạn tiền về 45 ngày (so với 60 ngày). Cơ bản, Cheermote là những đoạn chat bao gồm Bit (tiền ảo của Twitch) và Emote là những emoji mà subscriber có thể dùng trong chat. Chúng là những dạng chuẩn của hai loại tin nhắn, nhưng kênh của các đối tác có thể tạo những cái riêng cho mình. Nên nhớ rằng, streamer chỉ có thể mở khóa thêm các Emote bằng việc có thêm nhiều subscriber, đó là lý do các tier subscription cao cấp lại càng quan trọng hơn.

Về vấn đề trên, nếu bạn là đối tác hoặc Affiliate, mọi người có thể subscribe (khác với subscribe YouTube, subscribe đây sẽ trả phí) kênh của bạn với phí hàng tháng là $4.99, $9.99 hoặc $24.99. Những lợi ích cơ bản khi subscribe gồm có những đặc quyền khi chat, các biểu tượng emoticon và huy hiệu. Streamer có thể có những quyền lợi khác nhau (như các emoticon tùy chỉnh) với những ai subscribe ở tier cao hơn. Những lợi ích của các gói đắt hơn đó là $9.99 tính thành 2 subscriber và $24.99 tính thành 6. Như đã đề cập, thành viên Twitch Prime được miễn phí subscribe một kênh mỗi 30 ngày, nhưng streamer vẫn được nhận tiền từ tier $4.99. Những subscription này không tự làm mới lại, nên Twitch Prime có thể lựa chọn tiếp tục subscribe kênh đó hoặc di chuyển sang kênh khác khi giai đoạn 30-ngày kết thúc.

Cheer và Bit là một cách khác để các kênh kiếm thêm tiền. Người chơi có thể mua Bit bằng tiền thật để “cheer” cho streamer (ủng hộ). Ví dụ, 100 Bit tốn $1.40, 5,000 Bit tốn $64.40, và $25,000 Bit tốn $308. Streamer nhận được tiền trong mỗi Bit người theo dõi sử dụng vào kênh stream. Do đó, với 1,000 Bit nhận từ chat, streamer thu về $10. Giá trị Bit càng cao, biểu tượng cheermote của người ủng hộ càng lấp lánh. Ví dụ, huy biệu 1 Bit là kim tự tháp màu xám nhảy lên nhảy xuống, trong khi huy hiệu 10,000 Bit là ngôi sao sáng đỏ biến hóa liên tục. Chúng làm ta nhớ lại những hiệu ứng hoạt hình trong các file Powerpoint của Microsoft. Streamer có thể đặt phạm vi Bit mà người xem có thể ủng hộ, thấp nhất và cao nhất. Ví dụ một streamer tự tin sẽ đặt số lượng Bit thấp nhất để hiện trên stream là 5,000, để đảm bảo streamer nhận được $50 trong mỗi lần họ ủng hộ.

Bắt đầu stream

Nếu bạn vẫn chưa hiểu vài khía cạnh của Twitch, cách tốt nhất là làm quen với nó bằng cách sử dụng nó. Bạn càng bỏ nhiều thời gian trên Twitch, bạn sẽ càng dễ hiểu các điều khoản và hệ thống của nó. Tuy thành công ngay lập tức là điều khó xảy ra, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm bản thân để giành lợi thế trước những streamer khác.

Đam mê là khi bản thân có đủ độ điên với những gì yêu thích, đi ngược với lẽ thường chỉ để tìm được chính mình.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet