2Game thấy một VNG mạnh mẽ và muốn chơi mạo hiểm đó chứ!

Báo cáo lợi nhuận liên tục đổ dốc, nhiều đầu game nối đuôi nhau đóng cửa, tập khách hàng chơi game dần bị cắt xén về tay đối thủ,…song VNG vẫn cương quyết bám theo định hướng đã vạch ra ở mỗi năm!

Nói đến VNG ắt hẳn nhiều game thủ không còn lạ lẫm gì với NPH này nữa, còn đối với các doanh nghiệp trong mảng kinh doanh công nghệ số lại càng nhẵn mặt hơn. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này 2Game xin phép chỉ bàn luận về game, cái mảng đã từng làm nên thương hiệu của hãng từ thời mang danh VinaGame cho đến tận bây giờ.

2game-ky-uc-ve-vng-1.jpg (530×397)

Vậy kể từ 2004 cho đến hiện tại (2015), VNG đã thay đổi ra sao?! Cá nhân 2Game thấy đó là sự mạnh mẽ ở cương vị người tiên phong dẫn đầu và chấp nhận dấn thân vào những “ván cờ” kinh doanh mạo hiểm hơn thay vì sự cầu toàn. Nếu trước kia nhắc đến VinaGame hay VNG sau này thì đa số game thủ đều muốn nói đến dòng game kiếm hiệp, dòng game thuần auto. Bởi trong suốt 1 thập kỷ trôi qua dường như hãng này luôn tỏ ra có duyên với dòng game online kiếm hiệp hơn ai hết. Và những cái tên nổi tiếng như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Võ Lâm Chi Mộng,…v…v…cũng in hằn vào tâm trí của biết bao thế hệ game thủ.

2game-ky-uc-ve-vng-3.jpg (530×339)

Nhưng bây giờ thì sao? VNG đang tỏ ra rằng họ không chỉ biết làm game kiếm hiệp mà thay vào đó là những dòng game casual tinh tế như Boom, Gunny; những tựa game bắn súng vui nhộn kiểu BF Online, Contra Online hay những sản phẩm chất lượng mang âm hưởng tiên hiệp như Kiếm Tiên (đã đóng cửa), Võ Hồn 2 (đã đóng cửa), Tây Du Truyền Kỳ, Bách Chiến Vô Song, Đấu Phá Thương Khung,…v…v…rồi các sản phẩm được gắn mác ‘bom tấn’ như Võ Lâm Truyền Kỳ 3 (đã đóng cửa), 3Q Củ Hành, 9K Truyền Kỳ, Tân Thiên Long, Ngự Long Tại Thiên,…và cả seri game mang chủ đề thần thoại bắc âu gần đây như Hắc Ám Chi quang, Bạo Phong, MU Huyền Thoại,…v…v…

Đồng ý rằng khi chấp nhận thoát ra khỏi vỏ bọc sở trường của mình cũng là lúc đội ngũ nhân sự làm game của VNG chấp nhận đương đầu với thử thách, quyết tâm đi khai phá thêm những chủ đề game mới, những mảnh đất xa lạ chưa có chủ. Cũng từ đấy biết bao sản phẩm game được cho là chất lượng của hãng phải bước vào “cửa tử” chỉ vì văn hóa, thói quen chơi game của dân Việt chưa thay đổi nhiều. Số ít còn lại thì cũng chỉ gọi là sống lay lắt qua ngày trước sự thờ ơ vô cảm của cộng đồng.

2game-ky-uc-ve-vng-2.jpg (530×397)

Ấy vậy mà đâu đó 2Game vẫn nghe thấy tiếng thét gào của game thủ, họ luôn đòi những sản phẩm phải thực sự đột phá về lối chơi, những top game “bom nguyên tử” ở xứ người. Nhưng rồi sao? Khi các đầu game đó về nước thì cũng là lúc họ cảm thấy: Thì ra không hợp, khó chơi quá, nuốt không vô,…v…v…Từ đấy cũng cho chúng ta hiểu hơn về cái gọi là chơi game khác làm game ở Việt Nam là như nào!

Dù thất bại, hao tổn đủ điều nhưng VNG vẫn cố gắng khai phá hướng đi mới trong mảng kinh doanh game của mình qua từng năm tháng. Ngoài những thể loại online ra thì hãng cũng tập trung vào phát triển các mini game, những sản phẩm mobile game để đánh ra thế giới. Và cũng như bao cuộc chơi khác, thời gian đầu VNG vẫn phải đối mặt với sự khó khăn, lùi bại để rồi tự tin bước lên đỉnh cao thành công. Đơn cử ở mảng sản xuất mobile game hãng đã thành công với seri game Xứ Sở Thần Tiên, rồi đến game bắn xác sống Dead Target và nhiều sản phẩm mới khác nữa. Còn ở mặt trận game mobile online, nơi được giới chuyên môn cho là VNG có khởi đầu chập chân nhất thì cũng từ từ hình thành được tập khách hàng riêng với những sản phẩm game tiếng tăm như DotA Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ 3D mobile,…v…v…

2game-ky-uc-ve-vng-4.jpg (530×397)

Đó là bộ mặt chung sau những thăng trầm mà VNG phải trải qua ở lĩnh vực kinh doanh %&&&&&% của mình. Dù vậy tại mỗi thời điểm cuộc chơi sẽ thay đổi và VNG cần bổ sung thêm “vũ khí” mới để theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Và 2Game đã thấy mô hình 360Game ra đời, tạo nên một hệ sinh thái phát hành webgame tương đối “chuẩn bài”, mở ra hàng loạt sản phẩm webgame thành công sau này như Phong Vân, Bách Chiến Vô Song, Võ Lâm Chi Mộng 2, Cửu Tinh Vô Song, Thần Khúc, Ngọa Long, Long Tướng,…v…v…

2game-ky-uc-ve-vng-5.jpg (700×361)

Kế đến là sự cải tiến về mô hình hợp tác kinh doanh đối với Zing Me, biến nơi đây trở thành một platform chuyên trị cả webgame lẫn mobile game với đối tác. Gần hơn một chút đó là nền tảng 360Play, được ví như bàn đạp để VNG lấn sâu hơn vào phân khúc game client PC. Vậy nền tảng trợ chiến cho mobile game thì đâu?! Bạn đầu nhiều người lầm tưởng đó là Zalo hay Chợ App, song thực ra đó chính là 360Mobi – một nền tảng theo 2Game đánh giá là hoàn hảo nhất dành cho việc duy trì, phát triển cộng đồng chơi mobile game tại Việt Nam. Dù vậy thời điểm nó ra mắt là khi nào có lẽ vẫn là ẩn số lớn mà VNG đang muốn dành cho cộng đồng.

2game-ky-uc-ve-vng-6.jpg (700×490)

Nhưng làm sao để cân đối giữa bài toán số lượng và chất lượng, chấp nhận gầy dựng cộng đồng chuyên sâu hay kiểu thời vụ cũng là một áp lực không hề nhỏ cho đội ngũ làm game của VNG. Để rồi dần già những lời than thở lại phát ra từ cửa miệng người chơi tâm huyết, những người đã từng tham gia vào rất nhiều đầu game của hãng.

Hay cái cảm giác thèm nghe VNG “kể truyện” để từ từ cảm thấy hứng thú – chờ đợi ở một sản phẩm game mới – cũ; thèm thấy một cách vận hành game kiểu “vì cộng đồng” hơn, đi đường dài hơn thay vì những công thức ra game – đóng game rập khuôn như một cỗ máy; hay sự thèm muốn tham gia vào những sự kiện in game – out game mang tính gần gũi, cởi mở, chất game hơn thay vì những buổi “lẩu hành thập cẩm”, kết hợp hỗn tạp nhiều đầu game vào một lúc.

2game-ky-uc-ve-vng-7.jpg (640×360)

Song có nói đi cũng phải nói lại, bởi tại mỗi thời điểm thì cảm giác và cảm nhận của người chơi sẽ khác nhau và thị trường game Việt cũng biến động chẳng kém. Do đó vì vô tình hay cố tình thì VNG đang cố gắng hết sức để đảm bảo rằng: Họ vẫn muốn tham gia cuộc chơi này!

2game-ky-uc-ve-vng-8.jpg (580×435)Cộng đồng muốn thấy một VinaGame đậm “chất game” thêm một lần nữa ở thì tương lai!

Và 2Game tin rằng đội ngũ nhân sự làm game của VNG chưa bao giờ hết đam mê cả. Bởi trong các buổi tiếp xúc với một vài tập thể hay cá nhân trực thuộc VNG thì 2Game luôn thấy ở họ một bầu nhiệt huyết, sự cách tân trong cả việc chọn game và kế hoạch phát hành game ra thị trường. Đó cũng là điều dễ hiểu khi chúng ta thấy rằng VNG dù không thành công với một vài sản phẩm này kia thì họ luôn biết cách để làm tốt hơn những sản phẩm tiếp sau đó. Và game thủ có thể ghét họ, không thích họ nhất thời rồi cũng sẽ chú ý đến họ, tin họ ở giai đoạn tiếp theo mà thôi!

(Tâm sự buồn nhân dịp game Võ Hôn 2 của VNG đóng cửa)

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet