Cận cảnh trường học đặc biệt cho trẻ nghiện game ở Sài Gòn

Những đứa trẻ đến trường với những hình xăm đầy tay chân, kiến thức lơ tơ mơ vì nghiện game nặng, chúng bắt đầu những ngày tháng rèn luyện với kỷ luật thép để thoát ra khỏi cơn nghiện game.

2game-26-9-nghiengame-1.jpg (507×390)

Được thành lập từ năm 2009, có 1 ngôi trường ở P.Linh Trung, Thủ Đức là trường nội trú đầu tiên giáo dục học sinh nghiện game, hiếu động tại TP.HCM.

2game-26-9-nghiengame-2.jpg (508×368)

Những học sinh được trường nhận từ lớp 6 đến PTTH. Theo thầy Lê Anh, hiệu trưởng nhà trường, ở độ tuổi này các em có cá tính mạnh, hay phản kháng. Những em được nhà trường nhận đều nghịch ngợm, tăng động, nghiện game hay có quá khứ “bất hảo”. Trong đó, phần nhiều các em đến đây đều từng có thời gian dài “đắm chìm” trong thế giới của game.

2game-26-9-nghiengame-3.jpg (594×296)

Nhà trường thiết lập mô hình thiếu sinh quân, giúp các em cai nghiện game theo kiểu quân đội. Đầu tiên, tất cả các phòng trong khu nội trú đều có camera giám sát chặt chẽ và luôn có quản sinh trong phòng.

2game-26-9-nghiengame-4.jpg (510×384)

Để việc cai nghiện đạt hiệu quả, các em sẽ bị cấm xài điện thoại và sử dụng internet một cách hạn chế. Chỉ những thời gian rảnh, quản sinh mới lấy máy tính của mình cho học sinh sử dụng.

2game-26-9-nghiengame-5.jpg (510×390)

Với mô hình thiếu sinh quân, học sinh sẽ được học về kỷ luật trong nếp sống hằng ngày như dậy sớm đúng giờ, gấp chăn mền theo quy định của quân đội.

2game-26-9-nghiengame-6.jpg (598×296)

Một ngày của các em bắt đầu từ 5h30 sáng, với các công việc vệ sinh cá nhân, điểm danh quân số, tập thể dục…

2game-26-9-nghiengame-7.jpg (599×277)

Mới vào học, các em sẽ được dạy gấp chăn màn theo kiểu quân đội.

2game-26-9-nghiengame-8.jpg (512×395)

Mọi sinh hoạt đều trong khuôn khổ theo quy định. Mỗi ngày các em chỉ được xem ti vi trong một thời gian ngắn. Các lỗi vi phạm nặng như đánh bạn, lấy trộm đồ, xài điện thoại… đều bị phạt lao động công ích hay bằng các bài thể lực hít đất, chạy bộ…

2game-26-9-nghiengame-9.jpg (512×382)

Trong thời gian học nhà trường luôn có những khóa học kì quân đội với nhiều bài tập căn bản của quân đội để các em tự rèn luyện tính kỉ luật, khả năng thích nghi, học hỏi các kĩ năng sống….

2game-26-9-nghiengame-10.jpg (511×397)

Thời gian biểu chính trong ngày, hơn 300 học sinh của trường sẽ học văn hóa. Đặc biệt, nhà trường luôn có các lớp dạy học vẽ, nhạc, nấu ăn… để trau dồi khả năng riêng cho các em.

2game-26-9-nghiengame-11.jpg (599×294)

“Tôi nghĩ những em học sinh cá biệt thường sẽ có những khả năng đặc biệt nào đó”, thầy Lê Anh chia sẻ. Vì vậy, trường IVS thực hiện dự án “Tìm tố chất đặc biệt của học sinh cá biệt” thông qua việc đào tạo chuyên sâu về thể thao (võ Vovinam, bóng đá, cầu lông, bơi lội…) và nghệ thuật (thanh nhạc, múa, hiphop, popping, hội họa, thời trang…). Sau giờ học văn hóa, mỗi ngày các em đều được chơi thể thao, học võ, tập luyện yoga…

2game-26-9-nghiengame-12.jpg (511×365)

Giờ ăn diễn ra tập trung tại căng tin. Học sinh được học cách tự xếp hàng, thu dọn bàn ghế bát đĩa sau mỗi bữa ăn.

2game-26-9-nghiengame-13.jpg (599×277)

Hầu hết các học sinh đều cho biết, khoảng 2 tháng đầu, cuộc sống khá tù túng khi vấp phải nhiều quy định nghiêm ngặt. Em Mai Văn Nhật Phú (16 tuổi, theo học được 1 năm) cho biết: “Em hay chơi game mỗi lần cũng ít nhất 3-5 tiếng rồi bỏ nhà đi nên bị mẹ bắt vô đây. Hồi mới vô em rất khó chịu khi phải xa nhà, không được online, xài điện thoại lại phải dậy sớm. Nhưng giờ em quen rồi, có nhiều bạn bè cùng lứa ở đây nên cũng thấy thú vị”.

2game-26-9-nghiengame-14.jpg (508×401)

Hồ Thái Bảo (19 tuổi, Bình Thuận) đã vô trường được 7 tháng. “Giờ em ráng học rồi còn tính chuyện thi đại học nữa”, Bảo chia sẻ.

2game-26-9-nghiengame-15.jpg (597×290)

Nhiều em chia sẻ, thời gian đầu luôn khó chịu không chỉ vì thiếu game, mà còn vì xa gia đình. Hầu hết những em trước khi vào “cai nghiện” trong trường đều được cha mẹ khá nuông chiều. Tuy nhiên, khoảng vài tháng các em lại được về thăm nhà.

2game-26-9-nghiengame-16.jpg (511×385)

Lê Đăng Nhật Quang (đang giặt đồ, 13 tuổi, quê Tiền Giang) là một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất. Quang cho biết, mẹ đưa em đến đây vì tội ngày nào cũng chơi game 5 tiếng. Dù mới vô được 1 tháng, nhưng Quang thích nghi rất nhanh, tự biết làm các công việc cá nhân, điều mà trước kia em gần như không biết.

2game-26-9-nghiengame-17.jpg (599×291)

Thời gian biểu một ngày ở trường luôn dày đặc các hoạt động. Sau khi tự học buổi tối xong thì các học sinh mới chính thức có giờ giấc tự do.

2game-26-9-nghiengame-18.jpg (510×390)

Không điện thoại, không internet, không tivi, không được ra ngoài nên hầu như các em quanh quẩn với việc đọc sách truyện, nghe nhạc, tự tập nói chuyện… Trong ảnh, em Lâm Ngô Thành Đạt (bên phải, 14 tuổi, Bình Dương) say sưa chơi khối rubic mỗi khi rảnh. Đạt cho biết: “Ngày xưa em bất hảo lắm, bỏ nhà đi cả tuần, cãi lời cha mẹ, hay trốn học ra ngồi quán internet đến nửa đêm. Hai năm trước em bị dụ vô đây. Bây giờ thì em hoàn toàn quen thuộc với cuộc sống ở đây rồi”.

2game-26-9-nghiengame-19.jpg (514×379)

Hiệu trưởng Lê Anh chia sẻ: “Cá biệt nghĩa là những cá tính đặc biệt. Học sinh nghiện game, hiếu động, nghịch ngợm, ham chơi, lười học, đánh nhau chưa hẳn đã hư. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có môi trường và phương pháp giáo dục đào tạo thích hợp”. Hiện nhà trường có hơn 300 học sinh theo học từ lớp 6 – 12, với mức học phí khoảng 6 triệu/tháng.

Theo Báo

Mình tên là Hoàng Văn Thành. Năm nay 23 tuổi hiện đang độc thân. Mình rất thích chơi thử các tựa game như Moba, game Sinh Tồn...để tìm hiểu về chúng. Mình khá nghiêm túc trong công việc nhưng cũng thích sụ vui vẻ.

Bình luận

Đăng ký hoặc Đăng nhập để tham gia thảo luận chủ đề này.
No comments yet